【lịch thi đấu bóng đá vô địch quốc gia tây ban nha】Làng nghề vắng bóng
Trong nhiều làng nghề bị mai một ở Hậu Giang phải kể đến nghề đóng ghe xuồng và nghề đan lưới phục vụ đánh bắt cá mùa nước nổi.
Thời hoàng kim nhất của làng nghề đóng ghe,ềvắlịch thi đấu bóng đá vô địch quốc gia tây ban nha tàu truyền thống bằng gỗ ở Hiệp Thành có khoảng 30 hộ.
Thông lệ, cứ đầu mùa lũ, nông dân thường tìm mua các loại ngư cụ, phương tiện di chuyển dưới nước để đánh bắt cá trên các cánh đồng. Lượng cá đánh bắt ngoài tự nhiên ít dần nên không còn nhiều người mua sắm ngư cụ, phương tiện đánh bắt nhiều như trước. Người dân thường chọn những chiếc xuồng, ghe nhỏ, gọn để giăng câu, thả lưới để di chuyển trên các cánh đồng ở gần nhà. Do vậy, sự ra đời của các loại ghe, xuồng composite được người dân lựa chọn nhiều. Anh Trương Văn Hoàng, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho rằng: “Nhiều người chọn xuồng, ghe bằng composite vừa gọn, nhẹ lại dễ di chuyển. Ghe xuồng bằng gỗ thì chắc chắn hơn nhưng ít người tìm mua nữa”.
Thị xã Ngã Bảy ngày trước từng là nơi nổi tiếng với nghề đóng xuồng ghe bằng gỗ. Công việc làm ra những sản phẩm phục vụ lưu thông trên sông nước một thời đã giúp nhiều hộ ăn nên làm ra. Do không còn nhu cầu sử dụng xuồng ghe nhiều như trước nên những cơ sở đóng ghe xuồng gỗ cũng vắng bóng người mua. Tìm về phường Hiệp Thành, hỏi thăm đường đến khu vực đóng ghe xuồng với mong muốn tìm lại nét đẹp của làng nghề truyền thống vang tiếng một thời. Người dân ở đây kể lại, trước khi giao thông đường bộ phát triển, nghề đóng ghe xuồng ở Hiệp Thành nhộn nhịp ngày đêm. Tiếng cưa, xẻ gỗ, tiếng búa đóng vào mạn ghe cành cạch như nhịp điệu quen thuộc mỗi ngày. Công nhân tập trung vào các xưởng làm việc hối hả từ sáng đến chiều để kịp cung ứng hàng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngày xưa nhộn nhịp bao nhiêu thì bây giờ vắng bóng bấy nhiêu, nhiều nhà xưởng đóng cửa do ế ẩm, một số chuyển sang công việc khác.
Ông Đào Văn Còn, ở phường Hiệp Thành, hồi tưởng lại thời hoàng kim của nghề này, lúc đó các xưởng nhận làm ghe đủ kích cỡ, trọng tải từ 1-2 tấn đến 20 tấn. Lực lượng lao động tại địa phương làm thợ đóng xuồng cũng rất đông, mỗi trại thường có trên 10 lao động. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, các sản phẩm ghe, xuồng bằng composite xuất hiện trên thị trường với sự tiện lợi, giá cả cạnh tranh hơn các loại bằng gỗ nên những trại xuồng lần lượt đóng cửa vì không có khách hàng.
Ông Còn chỉ lên bảng hiệu cũ vẫn còn treo phía trước xưởng nói: “Hồi đó, xóm tôi có hơn 30 trại xuồng, ghe, khách hàng đặt tải trọng bao nhiêu tấn cũng đóng. Vùng đặt hàng nhiều nhất là Bạc Liêu, Cà Mau vì vùng đó không có thợ. Từ khi ghe, vỏ nhựa ra đời tới giờ, làng nghề thưa dần. Lúc trước, xưởng còn đóng lai rai nhưng gần đây xưởng tôi cũng nghỉ. Cái nghề đóng ghe xuồng bằng gỗ này được cha truyền từ lúc giải phóng, đến giờ thì không thể phát triển tiếp. Hồi đó, mỗi trại xuồng mấy chục người thợ, giờ dạt về tàu biển hết rồi. Giờ đây ghe xuồng composite ra đời, giá rẻ hơn không nhiều nhưng tiện lợi, người ta chuộng hơn”.
Theo chính quyền địa phương, khi làng nghề dần mai một, nguồn lao động ở địa phương chuyển sang đóng tàu biển, làm việc cho các cơ sở mộc, chuyển đổi nghề nghiệp mua bán hoặc làm việc cho các công ty, xí nghiệp. Ông Phạm Hoài Bạch, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: Do nhu cầu của người dân không còn sử dụng xuồng ghe nhiều như trước nữa, từ đó những cơ sở đóng ghe xuồng truyền thống cũng không thể sản xuất tiếp. Do sự phát triển của xã hội, đường giao thông đã thông thoáng nên lưu thông đường bộ là chủ yếu. Hơn nữa, ngày nay người dân chuyển sang sử dụng ghe xuồng bằng composite, mặt hàng này hiện bán rất chạy. Thời hoàng kim nhất của làng nghề đóng ghe, tàu truyền thống ở Hiệp Thành có khoảng 30 hộ, hiện chỉ còn 3 trại đóng ghe xuồng bằng gỗ và 2 điểm đóng tàu biển”.
Hậu Giang từng nổi tiếng với những làng nghề truyền thống như: làng nghề đan cần xé ở phường Ngã Bảy, nghề đan chiếu sợi truyền thống ở Cái Chanh tồn tại từ rất lâu đời với những sản phẩm bền, đẹp… Mùa nước nổi, khi những phương tiện ghe xuồng vào mùa đánh bắt lại nhắc nhớ về những cái nghề ăn theo con nước…
Bài, ảnh: KỲ ANH