Khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với 5 vấn đề chính có nguy cơ ảnh hưởng đến thành quả kinh tế của khu vực,ếViệtNamdựbáotăngtrưởngcaonhấti le keo 5 như giá cả hàng hóa sụt giảm, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, tình hình thương mại trên thế giới kém khả quan, sự thấp thỏm về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất, tình hình tăng trưởng thấp của một số thị trường xuất khẩu chính.
Những vấn đề này đang làm dấy lên quan ngại về việc tốc độ tăng trưởng trong trung hạn của khu vực sẽ tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên về lâu dài, xu hướng này cũng đem lại một loạt các lợi ích, như khả năng cá biệt hóa hàng hóa, dịch vụ so với các nền kinh tế khác, giảm biến động kim ngạch xuất khẩu.
Theo nhận định của các chuyên gia ICAEW, phần lớn các dự báo tăng trưởng đối với các nước ASEAN đều giảm do nền kinh tế Trung Quốc chững lại. Tăng trưởng dự báo của khu vực này hiện đứng ở mức khá thấp là 4,6%. Tuy nhiên, Việt Nam là nền kinh tế khả quan nhất so với các nước láng giềng.
Nhận định này được đưa ra là do các quốc gia như Indonesia, tăng trưởng kinh tế giảm do xuất khẩu hàng hóa sụt giảm, 6 tháng đầu năm tăng trưởng chỉ đạt 4,7%; hay như Malaysia cũng đang phải áp dụng các biện pháp kích thích nền kinh tế do đồng Ringgit giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 17 năm…
Trong khi đó, Việt Nam đang có nhiều cải cách chính sách, cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện mở cửa cho nước ngoài sở hữu doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Trên thực tế, Việt Nam đã được một số tập đoàn nước ngoài coi là một trung tâm sản xuất và mở nhà máy tại đây.
Bên cạnh đó, báo cáo của ICAEW cũng cho rằng, Cộng đồng Kinh tế ASEAN nếu tiếp tục áp dụng mô hình mậu dịch hiện nay hay tập trung vào các hình thức mậu dịch nội vùng thì các nước ASEAN sẽ có cơ hội tốt để đối phó với các vấn đề kinh tế hiện nay.