【kêt quá bóng đá】Tình trăm năm tập 158: Anh là bức tường, em là cỏ, cho em dựa mãi vào anh nhé
Chuyện tình lãng mạn
Chuyện tình của ông Phạm Đình Tường (64 tuổi) và bà Phạm Thị Thảo (61 tuổi) bắt đầu từ một buổi sáng đầy nắng cách đây 41 năm. Sáng hôm ấy,ìnhtrămnămtậpAnhlàbứctườngemlàcỏchoemdựamãivàoanhnhékêt quá bóng đá trong lúc ngồi trước hiên nhà ngắm bình minh, ông Tường nhìn thấy bà Thảo và cô của bạn mình.
Lần đầu gặp mặt, ông như trúng tiếng sét ái tình của cô gái có nụ cười tỏa nắng. Bà Thảo cũng có cảm tình đặc biệt với ông dẫu cả hai chưa có thời gian trò chuyện, tìm hiểu nhau.
Trong tập 158 chương trình Tình trăm năm, bà Thảo nhớ lại: “Hôm sau, tôi vô tình gặp ông ấy đang cấy lúa. Tôi cất tiếng gọi và ông ấy ngước lên nhìn. Cái nhìn của ông khiến tôi rụng rời tay chân. Bởi đôi mắt của ông to, sáng, dễ thương vô cùng”.
Cảm mến cô gái có nụ cười rất đẹp, ông Tường tìm hiểu và biết bà Thảo sinh sống gần nhà người chú của mình. Ông lập tức lấy cớ đến giúp chú chăm con nhỏ để có thời gian, không gian chinh phục người con gái mình thầm thương trộm nhớ.
Tại đây, ông Tường ngày ngày lặng ngắm bà Thảo chăm bụi hoa tường vi trước vườn nhà. Hình ảnh cô gái tóc ngang vai, có nụ cười tỏa nắng đứng bên những đóa tường vi đỏ rực in sâu trong tâm trí ông.
Thế rồi cả hai có nhiều thời gian gặp gỡ, trò chuyện khi cùng hoạt động văn nghệ trong ca đoàn. Sau cùng, ông Tường lấy hết can đảm, nắm tay bà Thảo hỏi: “Em có yêu anh không?”.
Trước câu hỏi bất ngờ, bà Thảo e lệ, nói cho mình thời gian trả lời. Nhưng ông không đồng ý, yêu cầu bà trả lời có hoặc không ngay lập tức.
Vốn đã yêu ông Tường từ lần đầu gặp gỡ, bà Thảo bẽn lẽn gật đầu. Một vài tháng sau, cả hai có nụ hôn đầu tiên bên cạnh bụi tường vi trước cổng nhà bà Thảo.
Bà Thảo tâm sự: “Biết tôi yêu ông ấy, ai cũng lo lắng bởi lúc này, ông có nhiều bóng hồng vây quanh. Nhưng tôi yêu ông đến dại khờ. Với tôi, ông ấy toát lên sự tin tưởng tuyệt đối và tôi đặt niềm tin vào ông”.
Tuy vậy, khi chính thức yêu nhau, vì công việc, cả hai không có nhiều thời gian gặp gỡ. Để vơi bớt nỗi nhớ nhung và hiểu nhau hơn, bà Thảo nghĩ ra cách cả hai thay nhau giữ một quyển sổ tay trong một tuần.
Cả hai viết ra cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình trong những lần giữ quyển sổ. Bằng cách này, dẫu không có nhiều thời gian gặp gỡ, trò chuyện, ông bà vẫn thấu hiểu và yêu thương nhau hơn.
Sau 2 năm yêu thương, ông bà tổ chức đám cưới. Gia cảnh khó khăn, cả hai trở thành vợ chồng thông qua lễ cưới giản đơn nhưng đầm ấm.
Vượt khó
Trở thành vợ chồng, ông bà đứng trước những khó khăn chưa từng nếm trải. Ông Tường chia sẻ: “Sau ngày cưới, vợ chồng tôi rơi vào hoàn cảnh gian nan luôn đứng đợi trước hiên nhà, khó khăn bủa vây.
Thấy khổ đau như rong rêu cứ bám riết lấy mình, cưới xong, chúng tôi cùng nhau rời quê đi Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) lập nghiệp. Tuy vậy, do không có vốn, chúng tôi vấp phải nhiều khó khăn”.
Không có tiền mua đất canh tác, ông bà phải vào vùng sâu vùng xa làm ăn. Nơi rừng thiêng nước độc, đôi vợ chồng trẻ mượn được mảnh đất nhỏ ven rừng để ở. Cả hai chặt tre, cắt cỏ tranh dựng tạm mái nhà đơn sơ làm nơi tránh nắng trú mưa.
Để có tiền mua gạo hằng ngày, ông Tường đi câu cá. Ngày không cắm câu, ông ở rừng trồng cà phê. Trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, ông bà vẫn sống vui, hạnh phúc bên nhau.
Cũng trong thời gian ấy, những người con của ông bà lần lượt ra đời. Vì cuộc sống khó khăn, còn nhiều thiếu thốn, có người con của ông được sinh trên xe lam đang trên đường đến bệnh viện.
Thậm chí có lúc, ông buộc phải tự tay đỡ đẻ cho vợ, cắt rốn cho con tại nhà vì bà mụ ở xa, đến không kịp... Nhưng ông trời không lấy hết của ai bao giờ.
Những người con của ông bà dẫu sinh ra trong điều kiện thiếu thốn vẫn lớn nhanh như thổi. Ông Tường chia sẻ: “Lúc đó cuộc sống dù rất khó khăn nhưng chúng tôi cũng gặp nhiều may mắn.
Sinh 9 đứa con mà không có đứa nào phải đi bệnh viện, dù nhiều lúc các con chỉ có củ khoai, củ sắn hoặc ăn cơm với nước tương, nước mắm”.
Dẫu vậy, vì không có điều kiện, các con của ông bà không được đến trường. Không muốn con thất học, bà Thảo bàn với chồng trở về quê cũ ở Đồng Nai.
Thương con, ông Tường đồng ý, quyết định bỏ lại tất cả những gì mình tạo dựng tại Buôn Ma Thuột để trở về quê cũ. Tại Đồng Nai, ông bà bắt đầu lại từ đôi bàn tay trắng. Ông bà nỗ lực làm ăn, các con được nhà trường hỗ trợ cho đi học.
Bà Thảo tâm sự: “Đến bây giờ, tôi tin rằng dù khó khăn thế nào, chỉ cần thuận vợ thuận chồng thì tát biển Đông cũng cạn. Và, người chồng trong gia đình phải thật bao dung, độ lượng.
Chồng tôi là người như vậy. Trong cuộc sống, tôi có nhiều thiếu sót nhưng ông ấy bỏ qua hết hoặc chỉ khuyên nhủ chứ chưa từng quát mắng. Ông ấy cũng là người luôn bên cạnh, giúp đỡ tôi mọi việc.
Chúng tôi có 9 người con. Từ lúc sinh nở đến khi con trưởng thành, tôi chỉ có một mình ông ấy bên cạnh. Ông đưa tôi đi sinh, thậm chí giúp vợ sinh ở nhà… Sinh xong, ông cũng là người giặt giũ, cơm nước rồi nuôi dạy cả 9 đứa con”.
Những lời nói của bà Thảo khiến ông Tường xúc động, nhìn vợ âu yếm. Cuối chương trình, ông gửi đến bà bức thư tay nhắc nhớ kỷ niệm xưa. Trong thư, ông không quên khẳng định sẽ mãi mãi yêu thương bà.
Lá thư khiến bà Thảo rưng rưng xúc động. Trước khi chia tay chương trình, bà nói với chồng: “Anh là bức tường còn em là cỏ. Vì Thảo là cỏ nên anh cho em dựa mãi vào anh nhé”.