Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp toàn thể GMS 6 với sự tham dự của đoàn đại biểu cấp cao các nước Campuchia,ủtướngNguyễnXuânPhúcchủtrìphiêntoànthểHộinghịbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia colombia Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc và lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cùng đại diện ASEAN, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, Hội đồng kinh doanh GMS, các đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đại diện khu vực tư nhân, các đối tác phát triển. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đón các trưởng đoàn dự hội nghị: Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Phó Tổng thống Myanmar Henry Van Thio, Ủy viên Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Vương Nghị, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao. Sau lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các trưởng đoàn dự phiên họp kín Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6. Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, từ khu vực nghèo, trình độ phát triển thấp, khu vực GMS đã trở thành một cực tăng trưởng của châu Á với các nền kinh tế năng động. Những thành tựu đã đạt được rất đáng tự hào, là kết quả của nỗ lực không mệt mỏi của tất cả thành viên GMS cũng như sự hỗ trợ hiệu quả từ ADB. Tuy nhiên, trước mắt không chỉ có những cơ hội mới mà thách thức cũng rất lớn. Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 mang ý nghĩa kỷ niệm 25 năm thành lập hợp tác GMS; xác định hướng đi cho hợp tác nhằm xây dựng khu vực Mekong thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững. Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở khu vực. GMS là khu vực rộng lớn, với số dân 340 triệu người, bao gồm 5 quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. Nếu tính tổng quy mô kinh tế của tất cả, thì đó là một “nền kinh tế” quy mô GDP lên đến hơn 1.300 tỷ USD. Trong 25 năm qua, cơ chế hợp tác kinh tế GMS đã hình thành và vận hành có hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư tư nhân, phát triển nguồn nhân lực… Trong ngày, Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 diễn ra sẽ rà soát tình hình thực hiện “Quy hoạch tổng thể về Phát triển kinh tế xã hội khu vực Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”; thảo luận định hướng hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là việc tăng cường kết nối kinh tế giữa ba nước. Hợp tác tam giác phát triển khu vực biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia tập trung vào các lĩnh vực: an ninh - đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…/. Khánh Huyền |