“Sóng” giá gạo xuất khẩu sẽ diễn biến ra sao?ùđãgiảmnhưnggiágạoxuấtkhẩuViệtNamvẫncaonhấtthếgiớlich thi dau giao huu clb Đà đảo chiều giá gạo xuất khẩu có kéo dài? |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất thế giới
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của các nguồn cung lớn trên thế giới tiếp tục điều chỉnh giảm từ 5 - 12 USD/tấn trong phiên giao dịch 7/9.
Trong đó, giá gạo Thái Lan điều chỉnh giảm mạnh nhất, từ 5 - 12 USD/tấn. Gạo 5% tấm giảm 10 USD/tấn, xuống 618 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm 12 USD/tấn, xuống còn 563 USD/tấn và gạo 100% tấm giảm nhẹ 4 USD/tấn, còn 470 USD/tấn.
Cùng ngày, gạo Pakistan đồng loạt giảm 5 USD/tấn, lần lượt về mức 608 USD/tấn với gạo 5% tấm và 538 USD/tấn với gạo 25% tấm.
Tương tự, gạo của Việt Nam cũng điều chỉnh giảm 5 USD/tấn cho cả 2 loại gạo gồm 5% và 25% tấm, xuống lần lượt còn 628 USD/tấn và 613 USD/tấn.
Dù đã giảm nhưng giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn cao nhất thế giới |
Trước đó một ngày (tức ngày 6/9), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đảo chiều giảm 10 USD/tấn cho cả 2 loại trên về mức lần lượt 633 USD cho gạo 5% tấm và 618 USD/tấn cho gạo 25% tấm.
Còn tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm xuất khẩu cũng giảm 5 USD/tấn về mức 628 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm mạnh 12 USD/tấn, về mức 563 USD/tấn.
Trong phiên giao dịch cuối tháng 8/2023, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên 643 USD/tấn và gạo 25% tấm là 628 USD/tấn.
Từ số liệu trên cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất thế giới. Trong khi, giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Pakistan chung xu hướng giảm, lùi dần về mốc 600 USD/tấn.
Kể từ 20/7 đến nay, hàng loạt lệnh cấm, hạn chế xuất khẩu gạo từ Ấn Độ, Myanmar, UAE và Nga được ban hành khiến thị trường thế giới "chao đảo", giá gạo liên tục phi mã. Thì đây là lần đầu tiên, sau hơn một tháng rưỡi giá gạo đã đảo chiều.
Theo thương nhân xuất khẩu gạo, việc điều chỉnh giảm là tất yếu bởi hiện giá xuất khẩu đang ở mức cao nên cả người bán lẫn người mua đều trong thế khó.
Trong đó các nhà nhập khẩu không chấp nhận mức giá bán cao của các doanh nghiệp xuất khẩu, còn các doanh nghiệp xuất khẩu nếu chào thấp sẽ thua lỗ bởi phải thu mua gạo trong nước với giá cao.
Philippines là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đồng thời là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam. Việc đảo chiều của giá gạo xuất khẩu được cho là bị tác động bởi lệnh áp trần của Philippines - động thái nhằm bình ổn giá gạo, tránh tình trạng thao túng, đầu cơ tích trữ khi giá bán lẻ tăng ở mức báo động.
Ông Phạm Thái Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An – nhận định, việc Philippines áp trần giá bán lẻ gạo trong nước đã tác động mạnh tới giá gạo toàn cầu. Việc Philippines áp mức giá trần thấp hơn nhiều so với giá gạo thế giới, đồng nghĩa các quốc gia khó có thể xuất bán vào thị trường này do chênh lệch giá. Điều đó kéo giá gạo trên thị trường thế giới giảm trong những phiên gần đây.
Sau động thái của Philippines, ngày 7/9, Cơ quan quản lý lúa gạo Malaysia cho biết, nước này sẽ hạn chế mua bán lẻ và tăng cường thực thi để ngăn chặn việc gạo sản xuất trong nước được bán như loại ngũ cốc nhập khẩu đắt tiền hơn, do tác động từ các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục tác động đến thị trường. Cơ quan này nhấn mạnh việc mua hàng sẽ được giới hạn ở mức 100 kg mỗi người có hiệu lực ngay lập tức cho đến khi mối lo ngại về nguồn cung giảm bớt.
Giá lúa tại thị trường nội địa vẫn chênh lệch lớn cho với giá gạo xuất khẩu
Trái ngược với đà giảm của giá gạo xuất khẩu, ngày 8/9 tại thị trường nội địa, đồng loạt tăng với mặt hàng gạo, trong khi đó, các chủng loại lúa giá đi ngang.
Theo đó, gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 11.950 - 12.050 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 cũng tăng 200 đồng/kg lên mức 14.100 - 14.200 đồng/kg. Theo các thương lái, lượng gạo về ít, các kho hỏi mua nhiều hơn. Giá gạo các loại có xu hướng nhích nhẹ.
Với mặt hàng gạo hôm nay giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tăng 200 đồng/kg. Tại các chợ lẻ, giá gạo không có điều chỉnh. |
Về giá lúa, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa OM 5451 có mức giá 7.800 - 8.100 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ổn định ở mức 8.000 - 8.200 đồng/kg; lúa OM 18 được dao động quanh mốc 8.000 - 8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.000 - 8.400 đồng/kg; lúa IR 50404 ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Các thương lái cho biết, nguyên nhân khiến giá lúa gạo ở thị trường trong nước tăng nhanh hơn so với xuất khẩu vì lúa vụ Hè Thu sắp hết. Do đó, nhiều đơn vị mua hàng về kho để tích trữ khiến giá tăng.
Giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cập nhật đến ngày 8/9/2023 |
Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho hay, giá gạo tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân đến thương lái, nhà máy xay xát chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu họ cũng không mong muốn giá gạo xuất khẩu quá cao vì đây là mặt hàng thiết yếu, cần có giá và chất lượng ổn định. Đại diện Tập đoàn Lộc Trời cho hay, trong bối cảnh một số nước cấm xuất khẩu một số mặt hàng gạo như Ấn Độ, Nga, UAE và giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp không phải là đối tượng hưởng lợi.
“Về bản chất, Lộc Trời hoàn toàn không mong muốn giá xuất khẩu cao vì lúa gạo là mặt hàng thiết yếu nên cần có giá và chất lượng ổn định, việc giá cao không tạo ra được sử ổn định cho xuất khẩu hàng thiết yếu”, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.
Trước xu hướng giá gạo xuất khẩu đảo chiều. Câu hỏi được đặt ra lúc này là xu hướng liệu có kéo dài. Một số ý kiến cho rằng, tạm thời xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ chậm lại, nhưng nhu cầu mua gạo của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi vẫn cao. Do đó, họ cho rằng giá gạo xuất khẩu có thể sớm tăng trở lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đà giảm giá gạo xuất khẩu này còn kéo dài đến hết tháng 9/2023.
Giá lúa tại thị trường nội địa vẫn chênh lệch lớn cho với giá gạo xuất khẩu |
Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công Ty TNHH Vrice Group – lý giải, lúa là cây trồng ngắn ngày, chỉ trong khoảng 3 tháng thì đã có mùa vụ mới. Các tỉnh trồng lúa xen kẽ nhau, do đó, lượng thu hoạch sẽ thường xuyên. Đồng nghĩa đầu vào của chúng ta không thiếu. Thứ hai, đó là áp lực từ các nhà nhập khẩu. Mặc dù, họ có nhu cầu thật nhưng giá gạo xuất khẩu quá cao thì họ sẵn sàng chuyển sang thực phẩm khác thay thế như lúa mỳ, lúa mạch... Thứ ba, Ấn Độ có thể bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo bất kỳ lúc nào.
Thị trường xuất khẩu gạo hiện vẫn rất khó đoán định. Tuy nhiên, giá lúa gạo tại thị trường nội địa vẫn quá cao khiến doanh nghiệp "mắc kẹt", không dám mua bán gạo, vì nếu mua hàng để xuất khẩu sẽ gánh lỗ nặng.
Giá lúa trong nước đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, trên dưới 8.000 đồng/kg - tương đương giá gạo 5% tấm xuất khẩu phải ở ngưỡng 680 - 690 USD/tấn.
Câu hỏi đặt ra lúc này đó là giá lúa như thế nào thì hợp lý?
Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, để hoạt động xuất khẩu gạo diễn ra bình thường, giá lúa tại thị trường nội địa phải giảm về mức 7.000 - 7.200 đồng/kg. Bởi tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thành sản xuất lúa của nông dân chỉ vào khoảng 3.500 đồng/kg. Nên, khi bán ở với giá 7.000 đồng/kg thì vẫn đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.
Giá lúa gạo tại thị trường trong nước - Nguồn Hiệp hội Lương thực Việt Nam |
Giá gạo thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua kể từ khi Ấn Độ công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo, FAO cho biết hôm 8/9. Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết trong khi giá lương thực toàn cầu giảm trong tháng 8/2023 thì giá gạo lại tăng 9,8% so với tháng trước, điều này phản ánh sự gián đoạn thương mại sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Sự không chắc chắn về thời hạn của lệnh cấm và những lo ngại về hạn chế xuất khẩu đã khiến các bên trong chuỗi cung ứng giữ hàng, đàm phán lại hợp đồng hoặc ngừng chào giá, dẫn tới hạn chế hầu hết các giao dịch ở khối lượng nhỏ và gần như không có giao dịch mới. FAO cho biết, hiện lượng gạo dự trữ đang ở mức cao nhất từ trước đến nay với số lượng lên đến 198,1 triệu tấn. Trong đó, Ấn Độ, Trung Quốc nắm giữ 3/4 trữ lượng này. Ngược lại, dự trữ gạo của các quốc gia khác ở mức 51,4 triệu tấn, thấp nhất trong 4 năm qua. |