Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hãy đầu tư vào ASEAN trong đó có Việt Nam | |
Kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng chính | |
Giữ gìn một khu vực ASEAN hòa bình,ĐềxuấtcácnướcASEANthiếtlậpgóiưuđãiliênkhốichocácnhàđầutưbang diem y ổn định, đoàn kết và thống nhất |
Các doanh nghiệp trong khối ASEAN cần hỗ trợ nhau nhiều hơn cùng phát triển. Ảnh: Internet |
Sự “thức tỉnh” từ Covid-19
Trong phiên thảo luận về triển vọng kinh tế ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN-BIS) do Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành nhưng trong nguy có cơ. Chúng ta đang đứng trước một giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt của ASEAN và nền kinh tế toàn cầu mà Covid-19 là một sự thức tỉnh.
Cũng về vấn đề này, ông Anger Gurria, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, chúng ta đang phải đối mặt với cuộc suy thoái nặng nề nhất từ sau thế chiến toàn cầu và OECD dự báo GDP toàn cầu có sự sụt giảm 4,5% trong năm 2020. Những áp lực ngày càng tăng với nền kinh tế ASEAN phải gánh chịu dự báo sẽ suy giảm 4,23% trong năm 2020.
Đồng quan điểm, theo TS. Aladdin D. Rillo, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế ASEAN, sau 9 tháng bùng phát Covid-19, khu vực ASEAN đã và đang phải đối mặt với nhiều điều bất trắc. Mặc dù đã đưa ra nhiều biện pháp kể từ khi bùng phát đại dịch, song chúng ta vẫn cần phải xử lý nhiều vấn đề để có thể vượt qua đại dịch. Trong nửa đầu năm nay ghi nhận tăng trưởng GDP ở một số nền kinh tế ASEAN đã bị giảm, thậm chí giảm mạnh, tăng trưởng âm.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG phát biểu tại Hội nghị. |
Xây dựng chuỗi cung ứng cân bằng
Trước những vấn đề nêu trên, TS. Aladdin D. Rillo cho rằng, các quốc gia trong khu vực phải nỗ lực từng ngày và từng bước khôi khục kinh tế, giảm thiểu tác động của Covid-19.
Thứ nhất, phải tập trung vào vấn đề hợp tác trong khu vực.
Thứ hai, phải mở cửa được nền kinh tế để đảm bảo những ngành quan trọng nhất sẽ khôi phục lại được, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế như ngành hàng không...
Thứ ba, phải tiếp tục có những hoạt động mạnh mẽ hơn nữa về nguồn vốn, con người, đẩy mạnh số hóa... để bù đắp lại những mất mát do Covid-19 đem lại.
Cuối cùng,để đạt được sự chống chịu bền bỉ thì chúng ta cần phải xử lý vấn đề này một cách lâu dài, cần tăng cường khả năng cạnh tranh trong khu vực để có thể tăng trưởng mạnh hơn.
Khen ngợi Việt Nam đã khống chế dịch hiệu quả với cách làm quyết đoán, nhất quán, theo ông Robert E Moritz, Chủ tịch Pricewaterhouse Cooper International Limited, để lan tỏa tới các quốc gia khác trong khu vực, ASEAN cần tập trung 3 vấn đề gồm: thương mại và đầu tư; đa dạng hóa chuỗi giá trị cho ASEAN; sự dịch chuyển thương mại của ASEAN, cân đối rủi ro, cán cân thương mại, cán cân tiền tệ có thể đạt được mức độ cạnh tranh.
Về phía doanh nghiệp Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG đã đưa ra nhiều đề xuất để các quốc gia ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, như đưa sáng kiến “One ASEAN” phát triển để kết nối chặt chẽ hơn từ các nước đối tác.
Đặc biệt, để đón sự dịch chuyển của các nhà máy lớn sang, bà Nga đề xuất các nước ASEAN cần thiết lập gói ưu đãi liên khối cho các nhà đầu tư. Đồng thời, bà Nga mong muốn không có sự cạnh tranh trong khối ASEAN, giúp tạo thành khối thống nhất, gia tăng tính cạnh tranh với các khối khác.
Cùng với đó, Chủ tịch BRG đề xuất xây dựng chuỗi cung ứng cân bằng, linh hoạt cho toàn khối ASEAN. Điều này cần các doanh nghiệp trong khối liên kết chặt chẽ, chính công dân trong khu vực vừa là lao động vừa là khách hàng.
“Các doanh nghiệp trong khối ASEAN cần hỗ trợ nhau nhiều hơn cùng phát triển, dựa vào từng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhanh chóng phát triển, ví dụ doanh nghiệp logistics sẽ liên kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất”, bà Nga chia sẻ.
Bên cạnh việc liên kết, các chuyên gia tại hội nghị đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyển đổi số. Theo các chuyên gia, công nghệ có vai trò tiên phong không chỉ trong khu vực ASEAN trong quá trình tăng trưởng mà sẽ còn mang lại sự tăng trưởng bền vững.
Theo GS.Hidetoshi Nishimura, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), chúng ta đã có những giải pháp mang tính nền tảng dựa trên khoa học. Nhưng sự phát triển này cần hướng đến con người. Hơn nữa cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão nên doanh nghiệp nhỏ và vừa đôi khi không kịp bắt nhịp với những cơ hội đó.