Đó là nhận định của nhóm nghiên cứu Viện Ngân hàng – Tài chính (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 những thách thức mới” vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Nêu ý kiến tại cuộ hội thảo này,khonhận định torino vs một số chuyên gia cho rằng, hiện nay vai trò của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) như chỉ là “kho” để lưu trữ nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) mà thôi. Vì với cơ chế, chính sách như hiện nay, VAMC rất khó khăn khi tiến hành bán tài sản bảo đảm (TSBĐ) và các khoản nợ đã mua từ các TCTD.
Khó khăn lớn nhất của VAMC trong thời điểm hiện tại chính là việc thiếu các cơ chế đặc biệt để xử lý dứt điểm và triệt để nợ xấu. Điều này gây khó khăn cho VAMC trong việc xử lý các tranh chấp, kiện tụng liên quan đến TSBĐ.
Trong quá trình bán nợ xấu, VAMC không thể tự quyết định giá bán nợ, mà phải có sự chấp thuận của TCTD khiến quá trình bán nợ gặp nhiều trở ngại, do sự mâu thuẫn về giá trị TCTD muốn bán và giá mua thực sự của thị trường.
Cần cơ chế đặc biệt để việc xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ của VAMC được thuận lợi. Ảnh: H.H |
Một khó khăn nữa là trong quá trình bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài, những khoản nợ hiện tại của các TCTD thường có giá trị cao với TSBĐ chủ yếu là bất động sản, nên đối tượng đủ năng lực để mua những khoản nợ này phần lớn là các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên các nhà đầu tư này lại gặp vướng mắc trong quyền sở hữu và quyền sử dụng bất động sản tại Việt Nam. Từ đó cản trở quá trình bán nợ của VAMC. Mặt khác với vốn điều lệ thấp hơn 500 tỷ đồng, VAMC cũng chưa tạo được lòng tin và sự bảo đảm đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Khung pháp lý về mua bán nợ, xử lý TSBĐ còn chưa hoàn thiện, nhiều bất cập, chưa khuyến khích được sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa hình thành được thị trường mua bán nợ tập trung…
Theo các chuyên gia kinh tế, cần phải sớm hoàn thiện cơ chế và chính sách cho xử lý nợ xấu và hoạt động của VAMC. Xây dựng một thị trường mua bán nợ thật sự bao gồm cả thị trường sơ cấp và thứ cấp sẽ giúp huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, nếu có được các cơ chế đặc biệt, việc xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ của VAMC sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn, giúp quá trình xử lý nợ xấu đạt kết quả cao hơn./.
Huy Phong