【tochigi sc vs】Giảm thất thoát thực phẩm bằng quản trị cung ứng lạnh
Thất thoát 40%
Đây là lần đầu tiên Hội nghị cung ứng lạnh toàn cầu tập trung thảo luận và tìm giải pháp cụ thể cho một thị trường địa phương và quốc gia đầu được lựa chọn chính là Việt Nam. Với nền tảng sản xuất nông nghiệp và mức tăng trưởng kinh tế nhanh,ảmthấtthoátthựcphẩmbằngquảntrịcungứnglạtochigi sc vs Việt Nam gặp nhiều thách thức trong lãng phí thực phẩm, nông sản trên chuỗi cũng như khó khăn trong việc quản trị logistics cho chuỗi cung ứng lạnh-mát như các quốc gia đang phát triển khác.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một những quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa rất nhanh, cao hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc. Việt Nam và các nước dành tỷ lệ đất cho nông nghiệp rất lớn, nhưng trên thực tế lãng phí thất thoát khoảng 40% thực phẩm trên toàn thế giới vì rất nhiều lý do. Các sản phẩm lãng phí chủ yếu thuộc về nhóm sản phẩm ngũ cốc, hải sản, hoa quả. Trong đó, 2/3 tỷ lệ thất thoát trước khi đến tay người tiêu dùng.
Ông David Appel, Chủ tịch Carrier Transicold & Refrigeration Systems chia sẻ: “Công nghệ và giải pháp mới không chỉ giúp cho chuỗi cung ứng lạnh-mát quản trị hiệu quả hơn, mà còn giúp giảm khí thải CO2, tăng cường hoạt động thương mại giữa các nước, giúp cải thiện nạn đói. Chúng tôi đã kêu gọi và tập trung được nhiều chuyên gia thế giới đại diện cơ quan chính quyền, khối kinh tế tư nhân, khối khoa học - nghiên cứu để cùng thảo luận và chung tay triển khai các chiến lược, giải pháp thiết thực giúp giảm lãng phí thực phẩm tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.”
Tại hội nghị, đại diện các nhân tố trên chuỗi cung ứng thực phẩm, từ các học giả, các nhà khoa học đến cơ quan nhà nước liên quan, doanh nghiệp kinh tế, cùng nhau phân tích nguyên nhân cốt lõi dẫn đến lãng phí thực phẩm tại Việt Nam, cùng nhau tìm ra và đánh giá các cơ hội và giải pháp quản trị cung ứng lạnh-mát để khắc phục việc thất thoát nông sản, lập và phân chia công việc trong kế hoạch hành động để cùng nhau giảm lượng thất thoát hiện tại.
Mục tiêu, đến năm 2020 phải giảm được 10% thất thoát – lãng phí thực phẩm của cộng đồng kinh tế APEC đã được vạch ra . Ông John Mandyck, Phó chủ tịch về Phát triển Bền vững của UTC cho rằng: “Hiện đã sản xuất đủ thực phẩm nuôi sống 10 tỉ người – tức là toàn bộ chúng ta ngày hôm nay và toàn bộ lượng dân số mới tới 2050. Nhưng theo Tổ chức Nông Lương thế giới, mỗi ngày chúng ta vẫn chứng kiến 25.000 người chết vì đói và 1/3 lượng thực phẩm làm ra bị lãng phí hay thất thoát hàng năm. Lãng phí và thất thoát thực phẩm đại diện cho cơ hội mới để chúng ta có thể cung cấp cho 4 tỉ người, cơ hội để giảm lượng khí thải tương đương với toàn bộ khí thải từ toàn bộ xe hơi chạy mỗi năm, và là cơ hội để chúng ta có đủ lượng nước cung cấp hàng năm cho toàn bộ châu Phi.
Ông David Appel cũng chia sẻ thêm: “Ngày nay, trên toàn thế giới, chỉ có 10% lượng thực phẩm – nông sản tươi sống được bảo quản lạnh-mát. Cơ hội để cắt giảm lãng phí thực phẩm và cải thiện việc phân phối thực phẩm hiệu quả hơn thông qua ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh – mát trên chuỗi. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng thành công và hiệu quả nhất, chúng ta rất cần phải hiểu nhu cầu thực tế tại từng địa phương, thị trường. Đó là lý do vì sao Hội nghị Toàn cầu này được tổ chức tại Việt Nam”.
Gỡ điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng
Nhận định về lãng phí thất thoát thực phẩm tại Việt Nam sau nghiên cứu mới đây, ông Julien Brun, Giám đốc CEL cho rằng, thức ăn của Việt Nam đa dạng, ngon và tươi. Thu hoạch, sử dụng trong thời gian rất ngắn, ít chế biến. Khảo sát cho thấy 32% lượng sản xuất ra không đến tay được cơ sở phân phối, trong đó có khoảng 60% không bao giờ được tiêu thụ. Khâu vận tải thất thoát khá nhiều đối với từng loại. Ở góc độ cung ứng lạnh, tỷ lệ sử dụng là 14%, có nghĩa là 14% nông dân sử dụng cung ứng lạnh trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
Ông Nguyễn Đức Lộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng thực phẩm tăng cao do đã được cải thiện trong chế biến. XK nhiều mặt hàng nông sản có vị trí cao trên thế giới về số lượng (đứng thứ 3 về xuất khẩu lúa gạo, đứng thứ nhất về cà phê…). Tuy nhiên, xét về giá trị xuất khẩu thì còn hạn chế, chỉ thuộc TOP 5-10. Điểm yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là tỷ lệ tham gia vào hệ thống bán lẻ rất thấp, chỉ chiếm dưới 10%. Ngành dịch vụ, chế biến chỉ chiếm 1,2% thấp hơn rất nhiều so với các nước.
Bên cạnh đó, trong chuỗi giá trị có nhiều điểm nghẽn; chi phí đầu vào cao, sử dụng dư thừa thuốc và phân bón; quy mô sản xuất nhỏ, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất còn thấp; phân phối qua nhiều khâu trung gian; chế biến chủ yếu là thô, chưa có chế biến sâu, tinh chế, chưa có sự liên kết giữa các khâu…
Để gỡ điểm nghẽn này, ông Lộc cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chương trình phát triển chuỗi giá trị dựa trên 3 trục ngành hàng: Nhóm ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD; Ngành hàng có năng lực cạnh tranh cấp địa phương và ngành hàng đặc sản địa phương. Đồng thời, hình thành chuỗi liên kết lớn, ứng dụng công nghệ cao.
Theo một báo cáo của Tổng cục Môi trường Việt Nam, chuỗi thực phẩm tại Việt Nam thất thoát khoảng 5,75 triệu tấn thực phẩm mỗi năm, tương ứng cho 60% lượng chất thải rắn trên cả nước.
Thị trường logistics cung ứng lạnh-mát tại Việt Nam khá phân mảnh, chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ vừa-nhỏ phục vụ rời rạc cho một số điểm hay khu vực, và chưa thể cung cấp trọn gói cho toàn chuỗi thực phẩm. Hiện tượng “gãy, đứt đoạn” trong cung ứng lạnh-mát tại Việt Nam khá phổ biến trong ngành bán lẻ, thực phẩm, đặc biệt là trên kênh thương mại truyền thống chiếm 86% giá trị đóng góp cho bán lẻ tại Việt Nam như chợ, cửa hàng tạp hóa, chuỗi quán ăn – nhà hàng, hệ thống phân phối.
Trong vòng 10 năm qua, năng lực phục vụ trong cung ứng lạnh – mát tại Việt Nam tăng 4 lần và các cơ sở hạ tầng trong cung ứng lạnh – mát thường hoạt động với công suất đạt trên 90%.
Mục tiêu của Hội nghị Cung ứng Lạnh Toàn cầu 2018 chính là lập ra kế hoạch hành động thực tiễn cho chương trình cùng nhau giảm lãng phí, thất thoát thực phẩm, nông sản tại Việt Nam, để từ đó nhân rộng cho cộng đồng kinh tế APEC và mở rộng toàn cầu.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Điều kiện hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 3/10
- ·Gần 80 kỳ thủ dự giải cờ tướng Doanh nhân toàn quốc 2024
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Đồng Nai: Nhiều cây xăng găm hàng, chờ tăng giá
- ·Thống nhất tính chậm nộp theo mức 0,03%/ngày
- ·Thomas Tuchel dẫn tuyển Anh: Khát vọng World Cup 2026
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Kết quả bóng đá Nam Định 0
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Những người thợ điện Ia Ly: Làm sống lại tổ máy số 7 Uông Bí
- ·Video: 9,1 tấn ngà voi bị bắt giữ tại cảng Đà Nẵng
- ·Kết quả bóng đá Man City 3
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Thủy điện Sơn La: 6 bước tới thành công
- ·Thành lập Tổ công tác Hải quan tại sân bay quốc tế Vân Đồn
- ·Hướng dẫn tiếp theo về thực hiện kiểm tra C/O mẫu D điện tử
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Hải quan Việt Nam – Trung Quốc góp phần thúc đẩy giao thương