Sở dĩ có đề nghị này,ênquyếtbuộchãngtàutáixuấtphếthảirakhỏiViệbxh ý 2 theo Bộ Tài chính, tại điểm đ Khoản 2 Chỉ thị 27, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “kiên quyết buộc tái xuất các lô hàng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào Việt Nam, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan quy định xử lý hàng hóa tồn đọng thì “đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”.
Điều 170 Luật Hàng hải cũng quy định trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.
Việc trả hàng kết thúc trong trường hợp người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong trường hợp người nhận hàng không trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu cầu của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả hàng.
Như vậy, căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định trên, đối với hàng hóa là chất thải, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thì hãng tàu có trách nhiệm vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp các hãng tàu không thực hiện theo quy định, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét áp dụng biện pháp không cho phép hãng tàu được khai thác kinh doanh tại Việt Nam cho đến khi vận chuyển toàn bộ hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định./.
Ngọc Linh