您的当前位置:首页 > Thể thao > 【xếp hạng bóng đá hạng 2 đức】Phát triển ngành công nghiệp ô tô, cần chú trọng xây dựng cụm công nghiệp 正文

【xếp hạng bóng đá hạng 2 đức】Phát triển ngành công nghiệp ô tô, cần chú trọng xây dựng cụm công nghiệp

时间:2025-01-25 22:17:41 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh phát biểu tại hội thảoPhát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Viện C xếp hạng bóng đá hạng 2 đức

Phát triển ngành công nghiệp ô tô,áttriểnngànhcôngnghiệpôtôcầnchútrọngxâydựngcụmcôngnghiệ<strong>xếp hạng bóng đá hạng 2 đức</strong> cần chú trọng xây dựng cụm công nghiệp
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Viện Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng: Kinh nghiệm từ các quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan đều cho thấy, các CCN đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ là nơi thu hút được các dự án đầu tư lớn của những tập đoàn ô tô toàn cầu mà các CCN còn thu hút được những doanh nghiệp (DN) vệ tinh làm phụ trợ cho những nhà đầu tư lớn.

Tại các CCN, các DN sẽ tạo ra các mối liên kết dọc và liên kết ngang giữa các nhà cung cấp với các nhà lắp ráp ô tô, giữa các nhà cung cấp dịch vụ sau bán hàng và cả nhà thiết kế. Giữa các DN hoạt động trong lĩnh vực ô tô với nhau và giữa DN hoạt động trong lĩnh vực ô tô với DN sản xuất linh phụ kiện khác. Đặc biệt, tại các CCN còn xuất hiện mối liên kết rộng hơn giữa các nhà sản xuất với các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan nghiên cứu.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy cũng cho rằng, kinh nghiệm từ các quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát triển, điển hình như tại Trung Quốc cũng cho thấy, để biến Quảng Châu trở thành một vùng có ngành công nghiệp ô tô phát triển và thu hút được những tập đoàn ô tô lớn vào đầu tư, Trung Quốc đã rất chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, đào tạo nhân lực nhằm tăng sức hấp dẫn của địa bàn này đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút được những tập đoàn ô tô lớn. Và khi Tập đoàn Toyota (Nhật Bản) đến đầu tư tại đây, tập đoàn này đã hút thêm các nhà đầu tư cấp 1 đến phục vụ nhu cầu công nghiệp phụ trợ cho họ. Lúc này, Chính phủ Trung Quốc lại bắt đầu dành sự quan tâm “đặc biệt” vào cơ sở hạ tầng, như xây dựng đường cao tốc nhằm phục vụ chuỗi cung ứng của Toyota. Và khi CCN đã hình thành một cách tương đối thì các dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng đầu tư mạnh mẽ vào đây, hình thành một CCN ô tô hoàn chỉnh.

Ông Phạm Anh Tuấn - Trưởng tiểu ban chính sách - Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng cho rằng: Để sản xuất ra một chiếc ô tô cần đến hơn 30.000 chi tiết khác nhau, trong đó các nhà sản xuất chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm chính, còn lại phải cần đến những nhà cung cấp linh phụ kiện. Do đó, việc hình thành CCN ô tô có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ô tô phát triển.

Tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành công nghiệp ô tô đã hình thành ở một số địa phương tại miền Bắc và miền Trung, song Việt Nam vẫn chưa chính thức có một CCN ô tô. Nguyên nhân là do chúng ta thiếu những chính sách phát triển ngành công nghiệp này một cách cụ thể. Đây cũng chính là điểm yếu, khiến ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam chưa phát triển.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp ô tô, nhưng bao nhiêu năm nay vẫn “loay hoay” không tìm được lối đi phù hợp. Để phát triển được các CCN cho ngành công nghiệp ô tô, không thể trông chờ vào nỗ lực của DN mà cần có sự chung tay của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương.