【soi kèo newcastle vs nottingham forest】Bệnh “lạ” từ thuốc diệt chuột
Chín người sống trong cùng một huyện ở tỉnh Bắc Giang nhập Viện Huyết học và truyền máu T.Ư gần đây được kết luận bị ngộ độc chất warfarin có trong thuốc diệt chuột.
Bé N.N.H.,lạsoi kèo newcastle vs nottingham forest 6 tuổi, ở Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang, bị chảy máu khó cầm, bầm tím một bên gối, được điều trị ở Viện Huyết học - truyền máu T.Ư
Như vậy, thêm một nguy cơ ngộ độc khác của thuốc diệt chuột.
Cách đây đúng một tháng, khoa huyết học lâm sàng Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiếp nhận bệnh nhi L.T.T., 2 tuổi, ở Tiên Lữ, Hưng Yên.
Chảy máu răng, tụ máu dưới da
Bé T. được đưa đến bệnh viện trong tình trạng chảy máu chân răng khó cầm, xuất hiện các vùng tụ máu trên da vùng tay, vùng thắt lưng sau khi bị ngã hoặc va đập. Trong năm 2013, khoa huyết học lâm sàng Bệnh viện Nhi T.Ư đã gặp bốn bệnh nhân có bệnh lý tương tự.
PGS Phạm Duệ khuyến cáo người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, nguồn nước, đất đai, vệ sinh thực phẩm và lưu ý sử dụng thuốc diệt chuột đúng cách. Sau khi đánh bả chuột cần thu gom chất thải, xác chuột, tránh vứt bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường chung, trong đó có nguy cơ ngộ độc. |
Theo bác sĩ Lê Tuấn Anh (Bệnh viện Nhi T.Ư), các xét nghiệm chuyên sâu cho thấy bé T. bị rối loạn đông máu do thiếu yếu tố đông máu, cách đây hai tháng bé có một đợt bệnh tương tự. Trước đó gia đình bé đã dùng một loại thuốc diệt chuột có thành phần bromadiolone, đây là dẫn xuất của dicoumarol - một dược chất có tác dụng kháng đông máu. Chất này có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa (ăn uống) hoặc qua da. Các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp ngộ độc loại thuốc kháng đông trong thuốc diệt chuột trên và tiến hành điều trị bằng uống vitamin K liều cao kéo dài.
Tại Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, thời gian qua cũng có khoảng 20 bệnh nhân mắc bệnh tương tự bé T. nhập viện. Trong số này có đến chín người cùng sống tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Theo PGS.TS Phạm Duệ, giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, xét nghiệm máu của nhiều bệnh nhân bị chứng rối loạn đông máu gần đây ở Viện Huyết học - truyền máu T.Ư cho kết quả có chứa warfarin- một chất kháng vitamin K, chất có nhiều trong thuốc chuột được sử dụng phổ biến trong dân. Song cũng có khả năng bệnh nhân bị nhiễm super warfarin, một chất có cơ chế gây rối loạn đông máu giống warfarin, nhưng độc hơn gấp 100 lần.
Ngộ độc... từ từ
Ông Duệ nhận định cơ chế nhiễm độc warfarin từ nguồn nào vào cơ thể bệnh nhân vẫn còn là dấu hỏi, vì dù khu vực thị trấn Tân Yên có nhiều bệnh nhân bị nhiễm độc warfarin, nhưng thời điểm xuất hiện tình trạng ngộ độc lại không diễn ra cùng một lúc. Qua tìm hiểu, có gia đình con cái được xác định bị ngộ độc warfarin, nhưng tại thời điểm đó cha mẹ lại không có hiện tượng rối loạn đông máu và cũng không tìm thấy chất warfarin trong cơ thể, nhưng chỉ vài tháng lại đến lượt người cha và sau đó là người mẹ bị rối loạn đông máu và phát hiện trong cơ thể có chất warfarin. Hoặc có gia đình gồm bốn người nhưng chỉ có ba người bị ngộ độc warfarin, còn một người lại không nhiễm. “Nếu như cùng sử dụng thức ăn, nguồn nước thì những người cùng gia đình, cùng khu vực này phải bị nhiễm độc cùng thời điểm” - ông Duệ đặt nghi vấn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, rất có thể căn nguyên ngộ độc từ chuột chết sau khi bị đánh bả làm ngộ độc nguồn nước, từ đó gây ngộ độc cho con người.
PGS Phạm Duệ cho rằng nếu warfarin có tác dụng ngắn ngày, thời gian gây rối loạn đông máu trong khoảng 6-7 ngày, sau đó bệnh nhân tự khỏi thì super warfarin khi vào cơ thể thường phân hủy chậm, có thể tồn tại hàng năm, do vậy việc điều trị chứng rối loạn đông máu do ngộ độc super warfarin diễn ra lâu hơn. Chính vì điều trị kéo dài nên dễ xảy ra tâm lý chủ quan của bệnh nhân như bỏ thuốc, không tái khám đúng hẹn, từ đó dẫn đến hiện tượng tái bệnh nhiều lần.
(Theo TTO)