【tỷ số europa league】Những tác động tích cực của Hiệp định EVFTA sau 3 năm thực thi
作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 23:46:51 评论数:
Doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA,ữngtácđộngtíchcựccủaHiệpđịnhEVFTAsaunămthựtỷ số europa league thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU |
Sáng 27/10, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá kết quả ba năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam”.
Hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá kết quả ba năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam” |
Hiệp định EVFTA giúp tăng trưởng xuất khẩu
Hội thảo tập trung vào bốn mục tiêu cụ thể, bao gồm: Tổng quan về việc thực hiện Hiệp định EVFTA trong giai đoạn 2020-2023 trong các cân nhắc rộng hơn về bối cảnh địa chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực; Phân tích định tính tác động đối với kinh tế Việt Nam, lưu chuyển thương mại, đầu tư giữa EU và Việt Nam sau ba năm thực thi Hiệp định EVFTA; Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới Việt Nam sau ba năm thực thi dưới góc nhìn thể chế trong một số lĩnh vực; Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thực thi có hiệu quả Hiệp định EVFTA trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, TS Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng CIEM cho rằng: Được ký kết vào ngày 30/6/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực quan trọng cho quá trình phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam. EVFTA là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, và cũng tạo thêm các tiêu chuẩn đủ cao để thúc đẩy quá trình cải cách thể chế kinh tế trong nhiều lĩnh vực như phát triển bền vững, sở hữu trí tuệ, mua sắm công…
Đặc biệt, EVFTA không chỉ là FTA đầu tiên của Việt Nam với EU, mà còn là một FTA thế hệ mới. Theo đó, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA được kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực để Việt Nam hoàn thiện năng lực thể chế phù hợp với yêu cầu và bối cảnh phát triển mới.
EVFTA đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu vào EU phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt trong hai năm đầu |
Cụ thể, trong 3 năm thực thi, EVFTA đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu vào EU phục hồi mạnh mẽ, nhất là trong hai năm đầu. Trình bày báo cáo, ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Kinh tế tổng hợp (CIEM) cho biết: Xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2012-2022 có xu hướng mở rộng quy mô và đối tác, tốc độ tăng trưởng trung bình xuất khẩu là 10,5%/ năm; nhập khẩu là 6,4%/năm. Trong đó, giai đoạn 2020-2022, khi EVFTA được ký kết, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã phục hồi tăng trưởng, từ mức giảm 1,8% năm 2020 lên mức tăng 14,2% năm 2021 và 16,8% vào năm 2022.
EVFTA cũng giúp cho Việt Nam tăng cường nhập khẩu thiết bị máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại góp phần cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giúp tiêu chuẩn các sản phẩm tăng cao hơn và tăng khả năng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung đã cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU ngay sau khi EVFTA đi vào thực thi.
Đối với đầu tư nước ngoài, báo cáo cho rằng, tác động với dòng vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng cho thấy những cải thiện rõ rệt xét trong tổng thể kết quả thu hút FDI của Việt Nam. Với nhiều ưu đãi thuế quan và gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường trong nhiều lĩnh vực, EVFTA đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, nhưng đầu tư từ EU vào Việt Nam ít nhiều đã tăng sau đại dịch. Hà Lan, Pháp, Luxembough, Đức, Đan Mạch, Bỉ lần lượt là sáu nhà đầu tư hàng đầu của EU vào Việt Nam.
Từ góc độ thể chế, các chuyên gia kinh tế cho rằng, EVFTA đã phát huy vai trò thúc đẩy cải cách thể chế. Kết quả phân tích cho thấy các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, dịch vụ tài chính và mua sắm công đều có nhiều điều chỉnh về các thể chế, văn bản quy phạm pháp luật, và hệ thống pháp luật Việt Nam phần lớn đã tương thích với các cam kết trong EVFTA. Tiến độ chuẩn bị một số văn bản quy phạm pháp luật để triển khai EVFTA có phần nhanh hơn so với CPTPP, có thể do đã rút kinh nghiệm từ quá trình tổ chức thực thi CPTPP...
7 khuyến nghị để tận dụng tốt hơn EVFTA
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, chúng ta vẫn chưa tận dụng hết những cơ hội từ EVFTA cả trong xuất khẩu, thu hút đầu tư từ các quốc gia EU.
Cụ thể hơn tác động đối với xuất khẩu vào EU trong năm thứ ba có phần kém tích cực hơn, có thể là do kinh tế thế giới nói chung và kinh tế EU nói riêng gặp những khó khăn do nhiều yếu tố như xung đột địa chính trị; xung đột Nga-Ucraina; tăng giá hàng hóa trên thị trường thế giới và áp lực lạm phát; lãi suất điều hành và các quy định đối với nhập khẩu có xu hướng gia tăng ở thị trường EU. Về thu hút đầu tư, dù đã có sự cải thiện, nhưng đầu tư của các quốc gia châu Âu vào Việt Nam vẫn được đánh giá khiêm tốn.
Để khai thác tối đa lợi ích từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh cải cách thể chế kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể, bao gồm: Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán các cam kết, trong đó có cân nhắc thực hiện một số điều chỉnh chính sách cao hơn cam kết nếu thực sự cần thiết và phù hợp với bối cảnh mới
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp đồng bộ từ trung ương tới địa phương; Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về FTA tới các khối doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế; Thứ năm, tăng cường và đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, định hướng thị trường xuất khẩu nhằm tận dụng cơ hội từ EVFTA;
Thứ sáu, rà soát, đơn giản hóa các quy định, thủ tục về cấp giấy chứng nhận C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đối tác; Thứ bảy, chủ động nghiên cứu các nội dung liên quan đến cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ thực thi EVFTA.