Nét riêng trong đời sống văn hóa,Đậmđbảnsắcrộnrngniềkết quả của uefa women's champions league tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer đã được thể hiện từ nhiều hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ VII, đang diễn ra tại Bạc Liêu.
Ấn tượng nét văn hóa đặc thù
Ngày thứ hai của Ngày hội bắt đầu với hoạt động triển lãm và giới nghề truyền thống và ẩm thực của dân tộc Khmer. Các gian hàng đã được chuẩn bị bày trí nhiều ngày trước, thể hiện nét độc đáo của từng địa phương, để giới thiệu cùng với mọi người những gì cô đọng nhất, sắc nét nhất, thể hiện rõ trong nét sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ hội. Hàng ngàn hiện vật được các đơn vị trưng bày phần lớn là nông cụ, vật dụng sinh hoạt trong gia đình, bếp núc và nghề truyền thống, thể hiện được đời sống của cư dân ở vùng đất nông nghiệp. Nghệ nhân Diệp Thị Trang (Trà Vinh), mang đến nghề gia truyền của mấy đời gia tộc nhà mình là đan tre. Nhìn bà thoăn thoắt đan những bình hoa, giỏ đựng cá, thúng, cần xé… nhỏ nhắn, xinh xinh, ai cũng trầm trồ cho sự khéo léo, uyển chuyển. Bà nói, bà ở Trà Cú, vì yêu nét văn hóa độc đáo này và cũng vì cuộc sống, bà vẫn theo đuổi, chứ giờ, những người đan tre như vậy còn ít lắm. Hoạt động ẩm thực cũng được chú ý với đa dạng các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, như bánh dứa, bánh gừng, bánh ống, bánh nùm bon, thốt nốt, nước lá sâm rừng và các món ăn như: bún nước lèo, tung lò mò, mắm bò hóc… Từng món ăn, thức uống đều dân dã, từ những thứ dễ làm, như lúa nếp, cá, bò và các loại cây trái đặc trưng.
Món ăn, thức uống độc đáo, thể hiện nét văn hóa đặc trưng.
Dấu ấn của Ngày hội còn là phần thi văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc và giới thiệu lễ hội dân gian. Đây là hoạt động chiếm nhiều thời gian và đầu tư của các đoàn, bởi cần thời gian tập luyện, tìm kiếm phục trang, đạo cụ sân khấu… Các diễn viên tham gia là những diễn viên quần chúng, nhưng qua tập luyện, họ đã thể hiện những tiết mục hát, múa điêu luyện, giúp người xem cảm nhận được nét sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của người Khmer qua âm nhạc. Các trang phục từ sinh hoạt đời thường đến lễ hội, cưới đã được tái hiện trên sân khấu, không đơn thuần là trình diễn, mà nâng lên thành những câu chuyện thật bình dị, đời thường, qua lời thuyết minh nhẹ nhàng, hấp dẫn, giúp người xem hiểu thêm về phong tục tập quán, nét văn hóa đặc thù gắn với cuộc sống đời thường.
Nếu không nhắc đến lễ hội dân gian trong phần thi này, có lẽ không gian ấm cúng trong Nhà hát Cao Văn Lầu sẽ trở nên đơn điệu. Phần thi này đã tái hiện trên sân khấu những lễ hội dân gian độc đáo, mà có khi nhiều người nghe, thậm chí xem nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa của nó, như các lễ hội chính trong năm của người dân tộc, như Ok Om Bok, Sel Dolta, Lễ dâng y… Rồi trong cuộc sống đời thường của cộng đồng, còn có các nghi thức lễ cưới, lễ hội phá bàu tát cá, lễ nhập phòng… Không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện rất rõ qua từng lễ hội. Ngoài phần lễ trang trọng, còn có nhiều hoạt động không thể thiếu trong phần hội, như thả đèn gió, ăn cốm dẹp, đua ghe ngo hòa cùng các lời ca, điệu múa tạo nên không gian sinh hoạt sôi động nhưng đầm ấm, thân thương.
Sôi nổi và hào hứng với thể thao
Ngoài hoạt động văn hóa, văn nghệ, các môn thi đấu thể thao diễn ra tại ngày hội cũng đã tạo nên nhiều ấn tượng đậm nét trong lòng người xem. Cảm nhận chung đó là sự sôi nổi và hào hứng với nhiều cung bậc khác nhau. Đua ghe ngo và đẩy gậy là những môn thể thao truyền thống nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người dân trong 2 ngày thi đấu đầu tiên bởi nó khá quen thuộc và gần gũi, mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Khmer. Đến với ngày hội, dù phải thi đấu dưới cái nắng khá gay gắt nhưng hầu như vận động viên nào cũng nở nụ cười rạng rỡ. Mồ hôi nhễ nhại cùng tiếng hò reo nhịp nhàng hừng hực khí thế đã tạo nên một bức tranh tươi đẹp điểm tô thêm cho ngày hội. Nhìn các đội ghe băng băng về đích, người xem có thể dễ dàng cảm nhận được sự mạnh mẽ, dứt khoát và đồng điệu trong nhịp dầm khua. Đua ghe ngo đòi hỏi sức mạnh tập thể và đây là yếu tố cần thiết góp phần tạo nên sự gắn kết của đồng bào dân tộc Khmer.
Không chỉ đua ghe ngo, đẩy gậy cũng là môn thi đấu nhận được nhiều sự quan tâm từ người xem. Để giành chiến thắng, đòi hỏi vận động viên phải có chiến thuật phù hợp, sức đà, sự dẻo dai và kiên trì, tất cả hòa quyện vào nhau để tạo nên một khối gắn kết đồng nhất. Bên cạnh đó, lòng nhiệt huyết, sự cố gắng cũng là điều dễ nhận thấy ở mỗi vận động viên khi thi đấu. Do điều kiện thi đấu và lúc tập luyện có những điểm thiếu tương đồng đã gây nên một số khó khăn nhất định cho vận động viên. Tuy nhiên, với bản lĩnh vững vàng họ có thể dễ dàng ứng biến, hòa nhập vào điều kiện mới một cách có hiệu quả nhất. Vận động viên Danh Tròn của Hậu Giang tham gia nội dung đẩy gậy 51kg đến 54kg nhưng nhìn ngoại hình có phần “lép vế” hơn đối thủ và đây là điều trở ngại khá lớn. Chia sẻ về điều này, Danh Tròn cho biết: “Lúc bị đối thủ áp sát em chỉ nghĩ duy nhất đến việc là phải cố gắng. Em không muốn thầy và các bạn thất vọng và em tin chỉ cần mình cố gắng nhất định sẽ làm được. Đây cũng là dịp để em giao lưu, học hỏi và va chạm nhiều hơn thực tế nhằm có thêm kinh nghiệm thi đấu”. Chính ngọn lửa đam mê hừng hực cháy trong lòng đã giúp Danh Tròn mang về huy chương bạc cho thể thao Hậu Giang ở nội dung này. Lòng nhiệt huyết, sự cố gắng đã giúp sức trẻ của Hậu Giang đạt được những thành công với 4 huy chương bạc và 2 huy chương đồng ở môn đẩy gậy. Các môn thi đấu còn lại là bóng chuyền, kéo co, việt dã sẽ còn tiếp diễn đến ngày 19-11.
Tất cả sự rộn ràng, chan hòa mang đậm tính cộng đồng đã được giới thiệu tại Ngày hội đặc biệt của đồng bào Khmer Nam bộ…
Một số lễ hội lạ được tái hiện trên sân khấu Ngày hội
- Điển hình như Lễ hội “Phá bàu tát cá” của đồng bào Khmer Bình Phước. Tuy lạ, nhưng lại gần gũi, thể hiện được nét sinh hoạt hàng ngày của những thanh niên nam, nữ, cùng nhau tát cá, bắt những con cá nướng thơm lừng và cùng nhau ăn uống, hát múa say sưa sau thành quả của cả một tập thể. Hay tục “Vào bóng mát và ra bóng mát” (“Chôl mlôp và Chênh mlôp”) của đồng bào Khmer ở Cần Thơ, nếu như người nam đến tuổi phải vào chùa tu để học đạo, học cách đối nhân xử thế, thì các cô gái cũng được cha mẹ dạy ở nhà, về những điều mà người phụ nữ phải làm khi trưởng thành, đặc biệt người mẹ sẽ truyền những kinh nghiệm về cách xây dựng và quán xuyến cuộc sống gia đình sau khi trưởng thành, tạo dựng gia đình riêng. Dù lễ này giờ không nhiều người thực hiện, nhưng nó thể hiện sự độc đáo trong mỗi gia đình người dân tộc…
Lễ hội “Phá bàu tát cá” của đồng bào Khmer Bình Phước.