【kết quả tỷ số italia】Thu ngân sách vượt cao góp phần phục hồi, phát triển kinh tế

Chính sách tài khóa tham gia chủ động,ânsáchvượtcaogópphầnphụchồipháttriểnkinhtếkết quả tỷ số italia hiệu quả vào phục hồi kinh tế Đã gia hạn 52 nghìn tỷ đồng tiền thuế theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế

Ngày 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và thảo luận về các báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và kế hoạch, dự toán năm 2023.

Bài học về sự đồng hành, quyết liệt trong phối hợp chỉ đạo, điều hành

Đánh giá tình hình của năm 2022, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, trong năm, Quốc hội, Chính phủ cùng với các cấp, các ngành chỉ đạo triển khai thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, rất chủ động, tích cực trong việc triển khai nhiệm vụ. Nhiều nội dung Quốc hội đã rất chủ động đề nghị với Chính phủ trong việc phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch và những nội dung liên quan kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, Tổng Thư ký Quốc hội đánh giá cao chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022, với sự tham gia rất tích cực của các bộ, ngành, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan, những vấn đề thực tiễn đặt ra đều được chỉ đạo giải quyết. Từ đó, nước ta đã có những kết quả phấn khởi, tăng trưởng vượt kỳ vọng, có thể đạt tới 8%, trong khi dự báo ban đầu chỉ khoảng 6% đến 6,5%. Đây là một điểm sáng rất đáng ghi nhận.

Phó Chủ tịch Quốc hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Nêu những thực tiễn trong xây dựng thể chế như lần đầu tiên là Quốc hội bố trí một kỳ họp bất thường để thông qua Nghị quyết về kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế; quyết định kế hoạch đầu tư công; dùng 1 luật sửa 9 luật; việc quyết định giảm thuế với xăng dầu…, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá sự đồng hành, quyết liệt của Quốc hội và Chính phủ, “chưa bao giờ tốt như bây giờ, chưa bao giờ cấp bách mà gắn bó như bây giờ”.

Cùng nhận định này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, với những đặc thù của năm 2022, nước ta đã thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước với những kết quả rất tốt, với 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị nhấn mạnh thêm về bài học kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa giữ vững ổn định kinh tế. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đây là một kinh nghiệm quý giá cần phân tích kỹ và áp dụng trong điều hành kinh tế, ứng phó các tình huống khẩn cấp.

Ghi nhận những kết quả đạt được, song Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh lưu ý “phấn khởi nhưng không chủ quan” và đề nghị quan tâm một số các yếu tố rủi ro về suy giảm kinh tế và bất ổn tài chính thế giới đang hiện hữu như dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, nguy cơ của dịch đậu mùa khỉ, bất ổn thương mại thị trường tài chính toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng thế giới.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận UBTVQH cơ bản đồng tình và đánh giá cao các báo cáo. Đồng thời, đề nghị báo cáo cần phân tích rõ thêm phần nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của các thành tích. Trong đó đề cập tới vai trò lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, của Chính phủ, chính quyền các cấp; vai trò của đổi mới thể chế, giám sát, cải cách thủ tục hành chính, sự năng động của các ngành, các địa phương, người dân và doanh nghiệp….

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị báo cáo của Chính phủ cần bổ sung làm rõ hơn một số nội dung như: Ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại trước tình hình nợ xấu gia tăng và hiện tượng bất ổn ở một vài ngân hàng thương mại gần đây; thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản và mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng an ninh tài chính; tác động của việc neo giữ tỷ giá USD đối với xuất nhập khẩu, giữ dự trữ ngoại hối; thực trạng, khả năng kiểm soát lạm phát…

Thu ngân sách vượt cao góp phần phục hồi, phát triển kinh tế

Các thành viên Chính phủ tham dự phiên họp

Trình Quốc hội xem xét thực hiện tăng lương cơ sở

Về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023; thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023; kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cơ bản thống nhất và đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, việc thực hiện dự toán thu NSNN năm 2022 ước vượt cao so với dự toán, bội chi nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép đã góp phần vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, nhiều bất cập, hạn chế trong quản lý điều hành ngân sách còn chậm được khắc phục… UBTVQH cũng cơ bản thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định tỷ lệ điều tiết các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về dự toán, phân bổ NSTW và kế hoạch đầu tư công năm 2023 như Chính phủ trình.

UBTVQH cơ bản nhất trí với phương án xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2023-2025, đề nghị Chính phủ cần bám sát để đảm bảo tính thực tế, khả thi và đề nghị điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong điều kiện mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ Chương trình phục hồi; phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, sắp xếp nhiệm vụ, giải pháp theo thứ tự ưu tiên để cân đối các nguồn lực; tăng tỷ lệ thu nội địa để đạt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc thực hiện dự toán thu từ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước…

UBTVQH cũng đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.