【kết quả bóng đá giải ngoại hạng trung quốc】Tăng hàm lượng giá trị Việt Nam trong sản xuất công nghiệp ICT

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:18:35

Công nghiệp công nghệ số,ănghàmlượnggiátrịViệtNamtrongsảnxuấtcôngnghiệkết quả bóng đá giải ngoại hạng trung quốc với trọng tâm Make in Vietnam được Bộ TT&TT coi là ngành công nghiệp chủ lực, là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Và doanh nghiệp công nghiệp công nghệ số lấy thị trường trong nước làm cái nôi để phát triển ra thị trường toàn cầu. 

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Công nghiệp ICT đã có đóng góp trên 34 tỷ USD vào GDP của cả nước. 

Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử trong năm 2022 vượt ngưỡng 100 tỷ USD và là một trong những mũi nhọn của cả nước. Theo đó, xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 136 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm trước. Việt Nam đã xuất siêu trong ngành hàng này, với kim ngạch xuất siêu hơn 26 tỷ USD.

Công nghiệp ICT đạt doanh thu 148 tỷ USD trong năm 2022

Năm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong tỷ lệ giá trị Việt Nam trên doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT. Theo đó, tỷ lệ giá trị Việt Nam năm 2022 ước đạt 27%, tăng 2,35% so với năm 2021. Đã có khoảng 60% số doanh nghiệp đang làm gia công đã chuyển trọng tâm từ gia công từng công đoạn có giá trị thấp sang làm toàn bộ giải pháp, sản phẩm mang lại giá trị cao.

Số liệu từ Bộ TT&TT cũng cho thấy, Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh về các doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động với gần 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm 2021. 

Lần đầu tiên doanh thu giải pháp, dịch vụ phần mềm của 1 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại nước ngoài đạt hơn 1 tỷ USD; tổng doanh thu tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT đạt hơn 2.2 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam cũng đón được làn sóng đầu tư R&D, khi các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch từ đầu tư gia công sản xuất sang đầu tư cho nghiên cứu phát triển.

Báo cáo của Bộ TT&TT cũng chỉ ra một số khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực này, đó là cơ sở dữ liệu về sản phẩm, dịch vụ CNTT, công nghệ số của các doanh nghiệp công nghệ số chưa đầy đủ; chưa có chế tài và các cơ chế hấp dẫn đối với doanh nghiệp để cập nhật định kỳ. 

Việc ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm trong nước chưa hiệu quả. Ngoài ra, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất phần mềm khó áp dụng theo quy định hiện hành.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ TT&TT - Ảnh: Hoàng Hà

Tại hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, năm 2022 Bộ đã triển khai những cách làm mới như đặt hàng doanh nghiệp công nghệ số trong nước giải quyết các bài toán Việt Nam; thực hiện kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp công nghệ số và các cơ quan, bộ, ngành trung ương và địa phương.

Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ, thị trường trong nước là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn ra toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đủ sức giải các bài toán của thế giới, và Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp để vươn ra toàn cầu.

Năm 2023, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; xây dựng đề án phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030; thúc đẩy thương mại hoá thiết bị 5G Make in Vietnam. Bộ TT&TT đặt mục tiêu đưa tỷ lệ Make in Vietnam trên tổng doanh thu lên con số 33%; doanh thu xuất khẩu phần mềm đạt 2,8 tỷ USD.

Cũng trong năm tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục vai trò hỗ trợ các sản phẩm Make in Vietnam thông qua các chương trình quảng bá thương hiệu, kết nối cung cầu. Thúc đẩy các hoạt động thu hút đầu tư R&D trong lĩnh vực CNTT, công nghệ số: Kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiêp đầu chuỗi, các big tech lớn như Samsung, LG; tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, xây dựng thương hiệu ngành công nghiệp điện tử, viễn thông Việt Nam (Make in Viet Nam).

Giai đoạn 2024 – 2025 được định hướng sẽ tập trung nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, trọng tâm vào các công nghệ số mới như AI, IoT, BigData, điện toán đám mây, 5G. Phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước có chất lượng và thương hiệu. Đồng thời, xây dựng và triển khai các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số.
 
Đến năm 2025, ngành TT&TT đặt mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công nghiệp công nghệ số gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước; đưa tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực công nghiệp công nghệ số vào GDP đạt mức từ 6 – 6,5%; cả nước sẽ có 80.000 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập và hoạt động. Đồng thời, có tối thiểu 8 địa phương có doanh thu công nghiệp công nghệ số trên 1 tỷ USD.

顶: 25踩: 253