【bong.dalu】Tháng 4, sản xuất công nghiệp của cả nước tăng hơn 24%

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:04:08

Tính chung 4 tháng năm 2021,ángsảnxuấtcôngnghiệpcủacảnướctănghơbong.dalu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2021 ước tính tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng lần lượt 3,8% và 1,8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,5% và 29,1%.

4 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%.
4 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%

Theo đó, 4 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7% (cùng kỳ năm trước tăng 9,7%). Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%.

Đáng chú ý, trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất 4 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất kim loại tăng 37,9%; sản xuất xe có động cơ tăng 32,9%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 17,6%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 16,9%...

Trong đó, có một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 4 tháng đầu năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: thép cán tăng 61,8%; ô tô tăng 52,5%; linh kiện điện thoại tăng 29,2%; điện thoại di động tăng 21,3%; ti vi các loại tăng 20,9%; xe máy tăng 20%; bia các loại và sữa bột tăng 18,1%.

Để thúc đấy tăng trưởng phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương nhìn nhận, sẽ nghiên cứu, nắm bắt thông tin về các xu thế sản xuất, tiêu dùng, thương mại, dịch chuyển đầu đề ra các giải pháp khai thác hiệu quả các thị trường xuất nhập khẩu.

Đơn cử như đối với ngành dệt may, các doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển đổi quy trình sản xuất, chuyển đổi sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh với thị trường.

Đồng thời, Bộ cũng đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, đặc biệt đối với ngành dệt may, da giày điện tử, đồ gỗ... và các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.

Đặc biệt, Bộ Công Thưỡng cũng chú trọng thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác hoặc thị trường.

Cùng với đó, các ngành cần tập trung hỗ trợ phát triển thị trường trong nước; nghiên cứu, xây dựng các chính sách kích cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng thu được từ xuất khẩu; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong nước triển khai phân phối hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử; triển khai, sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại, rà soát các ưu đãi dành cho doanh nghiệp FDI nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho sản xuất trong nước.

顶: 2踩: 5479