欢迎来到Empire777

Empire777

【lịch bóng đá cúp c1 đêm nay】Kiện toàn hệ thống thuỷ lợi: Lấy khép kín tiểu vùng làm chủ đạo

时间:2025-01-10 19:08:20 出处:Cúp C1阅读(143)

Báo Cà MauNhững năm qua, tỉnh Cà Mau xây dựng hàng chục cống lớn nhỏ nhằm khép kín vùng, tiểu vùng, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con.

Nói về hệ thống thuỷ lợi hiện nay, ông Trần Quốc Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi chỉ ra rất nhiều mặt hạn chế. Trong đó, ông Nam điển hình, vốn đầu tư ít lại dàn trải nên các công trình xây dựng chưa đầy đủ, không đồng bộ giữa kinh, cống, đập, cầu và cả trạm bơm... Do đó, các công trình chưa đảm đảo yêu cầu lấy nước phục vụ sản xuất, khả năng ngăn mặn, tiêu úng xổ phèn, chống tràn… còn thấp.

Các công trình thuỷ lợi hiện chỉ mới phục vụ khoảng 55% nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, hệ thống thuỷ lợi tại một số vùng, khu vực đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Do đó, việc quy hoạch và đầu tư phát triển, kiện toàn hệ thống thuỷ lợi là rất cần thiết nhằm đảm bảo việc sản xuất của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Kiện toàn để phát triển bền vững

Ngoài những yếu kém mà ông Trần Quốc Nam vừa nêu, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh hiện tồn tại hàng loạt những hạn chế khác như: Khẩu độ cống hiện có nhỏ hơn nhiều so với mặt cắt kinh; cống chỉ thiết kế một chiều nên không thích ứng với lấy nước, kiểm soát mặn, ngọt cho từng vùng; cản trở giao thông thuỷ. Ngoài ra, hệ thống đê biển đã được xây dựng, tuy nhiên, một số tuyến, đoạn đê chưa đảm đảo tiêu chuẩn chống tràn, thiếu các cống dưới đê nên tiêu úng, phòng chống thiên tai chưa cao…

Thường xuyên nạo vét các kinh mương thuỷ lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong cấp thoát nước phục vụ sản xuất. (Trong ảnh: Nạo vét kinh thuỷ lợi tại ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi).

Ông Nam cho biết, ngành thuỷ lợi hiện đang điều chỉnh và kiện toàn hệ thống thuỷ lợi, từng bước đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững.

Trong đó, tập trung giải quyết các vấn đề như: đảm bảo chủ động cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh; ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng cho toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo hệ sinh thái ngọt; cấp nước mặn, tiêu thoát nước thải cho vụ nuôi tôm và giữ ngọt, rửa mặn, cấp ngọt cuối vụ cho trồng lúa trên đất nuôi tôm…

Ngoài ra, một trong những mục tiêu không kém phần quan trọng mà ngành thuỷ lợi đã đặt ra từ đây đến năm 2020 là hệ thống thuỷ lợi đảm bảo phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai và bảo vệ, ổn định bờ biển, trước các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hạn chế ngập úng tại vùng Bắc Cà Mau và tràn bờ do mưa to kết hợp triều cường tại vùng Nam Cà Mau. Cải tạo các hồ chứa, nhằm trữ ngọt cho sản xuất, điều hoà, chống ngập úng các vùng. Cung cấp nguồn nước đảm bảo chất lượng cho nuôi thuỷ sản, tạo nguồn nước sạch cho sinh hoạt, ưu tiên giải quyết nước sinh hoạt cho vùng sâu, vùng xa ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh và vùng ven biển.

Lấy khép kín tiểu vùng làm chủ đạo

Trên toàn tỉnh Cà Mau, việc phân vùng sử dụng đất còn rất lúng túng. Theo quy hoạch thì vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt trồng lúa, nhưng hiện tại vùng này đã hình thành nên những cụm nhỏ từ vài héc-ta đến vài trăm héc-ta nuôi tôm, gây nhiễm mặn. Còn vùng Quản lộ Phụng Hiệp thì bố trí canh tác 2 vụ lúa ở một số vùng đất cao như Tân Lộc, thế nhưng, xung quanh là nuôi tôm nước lợ. Vùng Nam Cà Mau hiện nay ở một số Tiểu vùng I, II, III vẫn còn một số hộ canh tác theo mô hình tôm - lúa. Ðặc biệt, Tiểu vùng I còn có gần 2.000 ha lúa 2 vụ, nhưng xen kẽ là nuôi tôm quảng canh và tôm công nghiệp gây mâu thuẫn trong việc sử dụng nguồn nước.

Trước thực tế ấy, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Nguyễn Ðồng Khởi cho rằng, để đảm bảo sản xuất, cần phải đầu tư khoanh từng ô tiểu vùng và trạm bơm để sản xuất chủ động hơn.

Khi dự án ngọt hoá Bán đảo Cà Mau chưa thể triển khai thực hiện, hệ sinh thái ngọt của tỉnh chủ yếu là vùng Bắc Cà Mau và Quản lộ Phụng Hiệp, còn các tiểu vùng thuộc Nam Cà Mau trong tình trạng thiếu nước ngọt. Chủ tịch UBND huyện Cái Nước Phạm Phúc Giang cho rằng, cần đầu tư hệ thống thuỷ lợi theo từng ô bao. Ðồng thời, phải theo đặc điểm của từng tiểu vùng có điều chỉnh phạm vi và vị trí công trình cho phù hợp với hiện trạng. Song song với bố trí hệ thống công trình thuỷ lợi là phải có cơ chế vận hành hợp lý nhằm rửa mặn, tiêu phèn, cải tạo đất mới bố trí được luân canh lúa - tôm.

Trong định hướng phát triển thuỷ lợi, theo ông Trần Quốc Nam, việc khép kín tiểu vùng hiện nay là vô cùng cần thiết. Ðối với vùng sinh thái ngọt, việc đầu tư khép kín tiểu vùng không chỉ ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ cho sản xuất, mà sẽ bố trí thêm trạm bơm tiêu nước để hỗ trợ khi cần thiết, nhất là vùng trũng. Ðối với vùng sinh thái mặn, ngọt đan xen cũng sẽ triển khai việc khoanh bao từng tiểu vùng nhỏ, nhằm khống chế lan truyền nước thải, dịch bệnh, chủ động lấy và thoát nước theo ý muốn, cũng như giữ nước mưa đối với tiểu vùng có trồng lúa trên đất nuôi tôm. 

Qua rà soát của ngành chức năng, nước biển dâng sẽ làm ảnh hưởng đến khoảng 45.000 km kinh mương, trong đó chủ yếu là kinh nội đồng, kinh cấp I, II; khoảng 4.500 km đường giao thông sẽ bị ngập, đặc biệt, khi có bão và triều cường thì con số này tăng đáng kể, khoảng 13.000 km bị ngập. Do đó, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi hiện vô cùng cấp bách và sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội. Khi hệ thống thuỷ lợi trong tỉnh đảm bảo, cùng với quy hoạch thuỷ lợi các tỉnh ÐBSCL sẽ tạo thành hệ thống công trình thống nhất, có thể chủ động trong sản xuất cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: