【tỉ sô】Kinh tế Việt Nam nhiều khởi sắc trong một thế giới đầy biến động

作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 20:11:29 评论数:
kinh te viet nam nhieu khoi sac trong mot the gioi day bien dongCăng thẳng Mỹ- Iran: Nỗi lo nào cho kinh tế Việt Nam?ếViệtNamnhiềukhởisắctrongmộtthếgiớiđầybiếnđộtỉ sô
kinh te viet nam nhieu khoi sac trong mot the gioi day bien dongBước tiến vững chắc của kinh tế Việt Nam
kinh te viet nam nhieu khoi sac trong mot the gioi day bien dongNăm 2019: Bước tiến vững chắc của kinh tế Việt Nam
kinh te viet nam nhieu khoi sac trong mot the gioi day bien dongKinh tế Việt Nam đã tiệm cận những tiêu chuẩn quốc tế
kinh te viet nam nhieu khoi sac trong mot the gioi day bien dong
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Khẳng định uy tín và vị thế của Việt Nam

Xin Phó Thủ tướng đánh giá tổng quan về những thành tựu nổi bật về KT-XH Việt Nam trong năm 2019?

Chúng ta vui mừng nhận thấy, trong năm 2019, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đất nước ta vẫn tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; là năm thứ hai liên tiếp nước ta đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Chúng ta điểm lại 8 thành tựu nổi bật về KT-XH trong năm 2019 như sau:

(1) Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện. Tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 7%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Thị trường tài chính, tiền tệ tiếp tục phát triển ổn định; lãi suất, tỷ giá được điều hành linh hoạt theo tín hiệu thị trường; dự trữ ngoại hối đạt gần 80 tỷ USD.

(2) Năng suất lao động tăng 5,9%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 42,7%. Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất hơn; các ngành, lĩnh vực chủ yếu phát triển ổn định, tích cực. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt 500 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng khoảng 7,9%; xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng mạnh; xuất siêu năm thứ tư liên tiếp với số tuyệt đối gần 10 tỷ USD. Bội chi NSNN khoảng 3,4% GDP; nợ công giảm còn 56,1% GDP.

(3) Các đột phá chiến lược tiếp tục được quan tâm thực hiện. Thể chế không ngừng được hoàn thiện; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với cắt giảm thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và khơi thông các nguồn lực đầu tư xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng kỷ lục- 134.000 doanh nghiệp.

(4) Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Có thêm một số trường đại học lọt vào danh sách các trường đại học hàng đầu của quốc tế, khu vực. Nhiều đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam đạt nhiều giải quốc tế và xếp thứ hạng cao. Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 3 bậc, xếp thứ 42/129 quốc gia, vùng lãnh thổ; đứng thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và thứ 3 trong ASEAN. Nước ta được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam cải thiện vượt bậc trên cả 3 trụ cột là: Thể chế, cơ sở hạ tầng và kỹ năng, xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018.

(5) Phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị và liên kết vùng được chú trọng triển khai. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được khởi công mới, hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt bậc, đến cuối năm có khoảng 54% số xã và 110 huyện đạt chuẩn, hoàn thành trước thời hạn gần 2 năm.

(6) Các lĩnh vực xã hội được chú trọng, cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tiếp tục giảm. An sinh xã hội được bảo đảm, phúc lợi xã hội được nâng lên; chăm lo và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; giảm nghèo bền vững được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả. Thành tích giảm nghèo của Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

(7) Công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền tiếp tục được đổi mới, củng cố, nâng cao chất lượng, góp phần xây dựng lòng tin, tạo đồng thuận cao trong xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Thể thao Việt Nam giành được nhiều thành tích cao trong năm 2019, đạt 98 huy chương Vàng Sea Games 30, đặc biệt lần đầu tiên chúng ta đã đạt 2 huy chương Vàng môn bóng đá nam và nữ.

(8) Quốc phòng, an ninh được tăng cường, nền quốc phòng toàn dân tiếp tục được củng cố. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời các hoạt động, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Chúng ta đã rất thành công trong việc ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193). Vị thế và uy tín của Việt Nam tiếp tục được khẳng định và giành được sự ủng hộ, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Bản lĩnh vững vàng của ngành Tài chính

Trong thành tựu về phát triển KT-XH năm 2019, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của lĩnh vực tài chính. Xin Phó Thủ tướng đánh giá về kết quả nổi bật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách năm vừa qua?

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2019, ngành Tài chính đã có bản lĩnh vững vàng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể là:

(1) Tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; trong đó trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chứng khoán (sửa đổi). Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai và mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử; hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế; triển khai hoàn thuế điện tử..., rút ngắn thời gian thu nộp NSNN, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, giảm đáng kể số thu NSNN bằng tiền mặt, mở rộng chi tiêu NSNN qua thẻ tín dụng và thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến...

(2) Chỉ đạo quản lý, điều hành chặt chẽ NSNN. Cả năm vượt thu NSNN 3,3% so dự toán, trong đó thu NSTW ước vượt 8-11 nghìn tỷ đồng, là năm thứ hai liên tiếp vượt dự toán. Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 23,7% GDP. Chi NSNN được điều hành chặt chẽ, tiết kiệm, bám sát dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, kịp thời xử lý các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh, nhất là về quốc phòng, an ninh, phòng chống Dịch tả lợn châu Phi, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp nhân dân vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Cả năm, chi thường xuyên, chi trả nợ đạt dự toán. Quản lý chặt chẽ bội chi NSNN, bằng 3,4% GDP, giảm 12,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 5,6% so với số dự toán). Cuối năm 2019, nợ công là 56,1% GDP, giảm gần 10% so với thời điểm đầu năm 2016, trong đó nợ Chính phủ là 49,2% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 45,8% GDP. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững hơn.

(3) Phát triển mạnh thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, tạo kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Phê duyệt Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Thực hiện tái cấu trúc tổ chức thị trường, phát triển sản phẩm phái sinh mới, cơ cấu lại các công ty chứng khoán, đẩy nhanh lộ trình nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường. Quy mô thị trường chứng khoán đạt khoảng 81% GDP, tăng 13% so với năm 2018, vượt mục tiêu 70% GDP vào năm 2020 đề ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

(4) Công tác quản lý thị trường, giá cả, kiểm soát lạm phát được tích cực triển khai. Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý giá, đảm bảo nguyên tắc nhất quán cơ chế giá thị trường, đẩy mạnh công khai, minh bạch, từng bước tính đúng, tính đủ chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, điều hành giá cả hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu Nhà nước quản lý giá (dịch vụ y tế, giáo dục, điện, xăng dầu), góp phần hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, khuyến khích xã hội hóa cung cấp các dịch vụ công.

Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, vấn đề cân đối thu chi tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đảm bảo ổn định nền tài chính quốc gia. Xin Phó Thủ tướng đánh giá rõ hơn về vai trò của ngành Tài chính trong công tác chỉ đạo, điều hành đối với nhiệm vụ chính trị quan trọng này?

Năm 2019, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kỷ cương, kỷ luật ngân sách tiếp tục được giữ vững. Đặc biệt, công tác thu, chi ngân sách có những chuyển động rất tích cực khi là năm thứ tư liên tiếp thu NSNN vượt dự toán, trong đó đây là năm thứ hai liên tiếp vượt thu của NSTW. Về tổng thể, công tác thu NSNN ngày càng bền vững, chủ yếu thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về chi ngân sách, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt quản lý chi ngân sách phải rất chặt chẽ, tiết kiệm; cắt giảm tối đa chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; đẩy mạnh thực hiện khoán chi; giảm hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình điều chỉnh giá, phí; siết chặt việc ứng trước, chuyển nguồn, bổ sung dự toán... Đến nay, tỷ trọng dự toán chi thường xuyên giảm dần, trong khi vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng khoảng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội và các nhiệm vụ chi cho quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác.

Về bội chi ngân sách, dự toán bội chi năm 2019 ở mức 3,6% GDP, nhưng thực hiện chỉ còn 3,4% GDP và thấp hơn dự toán. Trong đó bội chi NSTW trong phạm vi dự toán, cân đối ngân sách địa phương không bội chi, thậm chí giảm.

Ngoài lĩnh vực chuyên môn, một điểm nổi bật khác trong công tác của ngành Tài chính năm 2019 là tiếp tục có nhiều bước đi mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác tổ chức, sắp xếp, tinh giản bộ máy, nhất là trong các lĩnh vực Thuế, Hải quan…

Có thể nói, kết quả trên các mặt công tác của ngành Tài chính đóng góp rất quan trọng vào thành tựu chung của nền kinh tế cả nước trong năm qua, đặc biệt là đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia.

Tạo thuận lợi gắn với chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chủ trương tạo thuận lợi thương mại, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đẩy mạnh và thực hiện xuyên suốt trong những năm vừa qua. Năm 2019, nội dung này tiếp tục được cụ thể hóa thế nào, thưa Phó Thủ tướng?

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 đạt trên 500 tỷ USD là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Kết quả này là thành tựu quan trọng trong suốt nhiều năm liên tục chúng ta đẩy mạnh mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng với nhiều bước đi cụ thể.

Năm 2019, chúng ta tiếp tục thực hiện hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đặc biệt là FTA thế hệ mới là: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và chuẩn bị cho việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đồng thời Việt Nam đang tham gia tích cực vào đàm phán các FTA mới. Đây là một trong những những giải pháp hữu hiệu nhằm mở rộng cánh cửa để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện quyết liệt các Nghị quyết số 01, 02/NQ-CP. Trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến tiếp tục thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành để giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) đã chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt hơn nữa trong thực hiện NSW, ASW và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành. Đến nay, cơ bản các mục tiêu đặt ra trong thực hiện NSW và ASW được thực hiện đúng kế hoạch. Đặc biệt NSW đã được kết nối gần 200 thủ tục hành chính liên quan đến hầu hết hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin với 8 nước gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Brunei và Campuchia, Lào và Myanmar.

Ủy ban chỉ đạo 1899 đang yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai NSW, ASW, trong đó có việc xây dựng Nghị định kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Chính phủ với các bên liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung. Tập trung nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện rà soát quy trình thủ tục, chỉ tiêu thông tin, phát triển hệ thống CNTT và các giải pháp liên quan khác nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai chính thức thủ tục hành chính mới trên Cơ chế một cửa quốc gia…

Việc cải cách, mở cửa để tạo thuận lợi thương mại nhưng cũng đi kèm với nguy cơ gia tăng các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt năm qua nổi lên tình trạng hàng hóa nước ngoài gian lận xuất xứ Việt Nam. Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về vấn đề này?

Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời phát triển sản xuất, xuất khẩu theo hướng bền vững. Trên quan điểm đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chúng ta đã chủ động trong việc theo dõi, siết chặt các biện pháp quản lý, phát hiện, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, với mục tiêu cụ thể là ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hoá một cách toàn diện và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu. Việc ban hành Đề án này được các đối tác thương mại của Việt Nam đánh giá cao.

Với các nỗ lực trên, chúng ta sẽ chủ động trong công tác quản lý, bước đầu ngăn chặn được các hành vi gian lận, lẩn tránh bất hợp pháp, cho tới nay chưa xảy ra các vụ việc gian lận xuất xứ quy mô lớn đối với hàng xuất khẩu của ta.

Năm 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Việt Nam hoàn thành Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 và chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Quốc hội đặt nhiệm vụ tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020. Theo Phó Thủ tướng, đâu là mục tiêu, giải pháp quan trọng đặt ra để hiện thực hóa các chỉ tiêu về phát triển kinh tế trong năm nay?

Trung ương Đảng đã kết luận và Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2020 với 6 mục tiêu phát triển tổng quát như sau: (1) Hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; (2) Củng cố và phát huy nền tảng phát triển đất nước; (3) Phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội; (4) Cải cách hành chính; (5) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; (6) Nâng cao hiệu quả truyền thông, thông tin và công tác phối hợp. Với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2020, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2020 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, trách nhiệm, hiệu quả”, với một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

- Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và hội nhập;

- Điều hành hiệu quả các công cụ quản lý, điều tiết, bảo đảm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo môi trường, động lực, nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững;

- Cơ cấu lại nền kinh tế, tìm dư địa mới cho tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thực chất, hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động;

- Khai thông, giải phóng mọi nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, phát triển mạnh kinh tế biển, kinh tế số;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo;

- Phát triển văn hoá, nghệ thuật, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế;

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

- Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, đối ngoại; củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

Năm 2019, ghi nhận dấu mốc lần đầu tiên nước ta đạt quy mô kim ngạch 500 tỷ USD, cao hơn gần 4 lần so với bình quân của thế giới; nằm trong nhóm 30 quốc gia, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới.

Kết quả này càng có ý nghĩa to lớn khi chúng ta duy trì được đà tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, với các giải pháp điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, triển khai đồng bộ, song hành giữa tạo thuận lợi thương mại tăng cường quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại giúp hoạt động ngoại thương của Việt Nam lập được dấu mốc mới.

最近更新