【nhận dinh】Nâng cao năng lực cạnh tranh từ cải tiến năng suất, chất lượng

时间:2025-01-25 21:24:38来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá

Đây là nhận định được các chuyên gia,ângcaonănglựccạnhtranhtừcảitiếnnăngsuấtchấtlượnhận dinh doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị LEAN Marathon Summit 2020 với chủ đề “Phát triển năng lực cạnh tranh sản xuất - Từ chiến lược đến hành động”, do Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Công ty TNHH Tư vấn giải pháp quản lý năng suất chất lượng (P&Q Solutions) tổ chức ngày 11/12 tại TP. Hồ Chí Minh.

2749-nang-cao-nang-suat-chat-luong

Các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ ràng về việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quá trình hội nhập kinh tế

Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất

Ông Phạm Minh Thắng - Giám đốc Công ty P&Q Solutions- cho biết, LEAN (mô hình sản xuất tinh gọn) là chương trình áp dụng phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc tham gia các mô hình sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.

Sau hơn 5 năm thực hiện, đến nay số lượng doanh nghiệp quan tâm và bắt tay vào thực hiện sản xuất tinh gọn ngày càng tăng lên. So với cách đây 3 năm, số lượng doanh nghiệp tham gia cải tiến sản xuất đã tăng gấp 3 lần. Nhiều doanh nghiệp thực hiện cải tiến đã đạt được những kết quả tích cực. Điển hình như Công ty cơ khí Duy Khanh, trong vòng 2 năm trở lại đây, năng suất trong việc sản xuất, chế tạo đã tăng lên khoảng 20%.

Không chỉ các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất về công nghiệp hỗ trợ mà các doanh nghiệp sản xuất có chuỗi cung ứng riêng của mình cũng rất quan tâm đến hoạt động cải tiến này. Ông Đặng Thúc Quyền - Quản đốc nhà máy, Công ty SX và TM Thiên Long Long Thành - chia sẻ: Với công suất sản xuất 320 triệu sản phẩm/năm, từ tháng 3/2020 công ty đã bắt tay vào việc thực hiện mô hình sản xuất tinh gọn, cải tiến năng suất, chất lượng. Sau 9 tháng thực hiện, các công đoạn sản xuất đã được rút ngắn đáng kể. Cụ thể như, trước cải tiến, quá trình chuyển đổi màu phải trải qua 4 bước với thời gian 40 phút, tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn, quy trình này chỉ còn 2 bước với thời gian là 16 phút, tiết kiệm 33%. Từ đó, doanh nghiệp đã tăng sản lượng sản xuất lên 3%, tiết kiệm chi phí đầu tư máy ép, tiết kiệm thời gian sản xuất, giảm tồn kho, đem lại lợi nhuận hơn 1,4 tỷ đồng.

Trong quá trình cải tiến, quan trọng nhất là đã giảm được thời gian sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thứ 2 là đào tạo được đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao. Do đó, sang năm 2021, công ty sẽ tiếp tục mở rộng mô hình ra toàn hệ thống sản xuất”,ông Đặng Thúc Quyền nhấn mạnh.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

Ông Phạm Minh Thắng chia sẻ, việc thực thi các công cụ cải tiến đã tạo ra được các thay đổi tích cực về nhận thức và hiệu quả đột phá về năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp sau 2-3 năm, không còn duy trì cải tiến vì thiếu hoạch định và định hướng một cách rõ ràng ở từng giai đoạn cụ thể.

Về vấn đề này, ông Đặng Thúc Quyền cho rằng, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện cải tiến sản xuất là thay đổi tư duy, nhận thức của người động. Theo ông Quyền, thói quen sản xuất của người lao động vẫn là theo phương pháp truyền thống, cấp trên ra yêu cầu, hướng dẫn thực hiện rồi cấp dưới làm theo. Tuy nhiên, việc cải tiến sản xuất yêu cầu người lao động phải chủ động, xem việc cải tiến sản xuất gắn liền với lợi ích của mình và tự giác thực hiện. Do đó, để đạt được mục tiêu, quan trọng nhất là phải thay đổi được tư duy, nhận thức của người lao động.

Một số ý kiến cho rằng, muốn cải tiến nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải có hoạch định rõ ràng, tập trung vào các chính sách lâu dài cũng như kiên trì với định hướng này. Có như vậy mới thành công và tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

相关内容
推荐内容