【số liệu thống kê về hamburger sv gặp st. pauli】“Phát hành trái phiếu kỳ hạn dài phải có lộ trình”
Để đáp ứng nhu cầu chi NSNN,áthànhtráiphiếukỳhạndàiphảicólộtrìsố liệu thống kê về hamburger sv gặp st. pauli trước tình hình công tác phát hành TPCP dài hạn gặp khó khăn, Chính phủ vừa kiến nghị Quốc hội (QH) cho phép phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn TPCP.
Nâng dần tỷ lệ trái phiếu kỳ hạn dài
Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an toàn về nợ công, an ninh tài chính quốc gia, Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10-11-2014 của QH đã quy định “Từ năm 2015, phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên, không thực hiện các khoản vay có kỳ hạn ngắn cho bù đắp bội chi NSNN, giảm mức vay đảo nợ”.
Thực hiện Nghị quyết số 78/2014/QH13, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển thị trường TPCP và huy động vốn cho NSNN. Theo đó, Bộ Tài chính đã phát hành TPCP kỳ hạn dài 10 năm, 15 năm một cách đều đặn, đồng thời lần đầu tiên phát hành TPCP kỳ hạn 20 năm; phát hành TPCP bằng đồng nội tệ và ngoại tệ tại thị trường trong nước, đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường TPCP...
Trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng khối lượng phát hành TPCP là 127.473 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm; trong đó khối lượng phát hành TPCP kỳ hạn 5 năm là 64.061 tỷ đồng và khối lượng phát hành TPCP kỳ hạn từ 10 năm trở lên là 63.412 tỷ đồng, riêng TPCP kỳ hạn 20 năm là 4.230 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc huy động TPCP kỳ hạn dài đã tạo điều kiện cho NSNN trong việc sử dụng vốn, cơ cấu lại danh mục nợ TPCP theo hướng nâng dần kỳ hạn nợ, giảm gánh nặng trả nợ trong ngắn hạn. Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân đã được cải thiện tăng từ 4,84 năm trong năm 2014 lên 8,85 năm trong 9 tháng đầu năm 2015 và kỳ hạn còn lại bình quân danh mục nợ TPCP tăng từ 2,98 năm tại thời điểm cuối năm 2014 lên 4,14 năm tại thời điểm cuối tháng 9-2015.
Đảm bảo ổn định thị trường tài chính công
Hiện nay, trước tình hình phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên gặp khó khăn, Chính phủ có Tờ trình kiến nghị việc đa dạng hóa kỳ hạn TPCP và tái cơ cấu nợ Chính phủ. Cơ quan thẩm tra Tờ trình này- Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH cũng đồng tình khi cho rằng, tình hình phát hành TPCP trong nước gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Do vậy, cơ quan này cơ bản tán thành với các nội dung Chính phủ trình.
Trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này, ông Bùi Đức Thụ cho rằng, tình hình phát hành TPCP trong nước hết sức khó khăn. Theo kế hoạch vay nợ của Chính phủ đã được duyệt, năm 2015 phải huy động 436 nghìn tỷ đồng để bù đắp bội chi (226 nghìn tỷ đồng), chương trình đầu tư trái phiếu (85 nghìn tỷ đồng) và vay để đảo nợ (khoảng 125 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, kế hoạch phát hành 226 nghìn tỷ đồng TPCP, 9 tháng qua mới thực hiện được 51% kế hoạch.
Được biết, trong năm 2015, Chính phủ đã triển khai đồng bộ các giải pháp để huy động vốn cho NSNN nhằm đáp ứng nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt. Các kênh huy động vốn như phát hành TPCP tại thị trường trong nước, vay các quỹ tài chính nhà nước, vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài đều được sử dụng tối đa.
Trả lời báo Hải quan, ông Bùi Đức Thụ nhận xét rằng, nếu qua thực tiễn thấy rằng cơ cấu vay có điểm bất hợp lý vì vay ngắn hạn lớn thì QH cũng phải xem xét lại chủ trương, kỳ hạn vay nợ trong quản lý tài chính công nói chung và quản lý vay trả nợ nói riêng.
“Tôi cho rằng Nghị quyết 78/2014/QH13 là đúng, tuy nhiên thực hiện phải có lộ trình. Chúng ta lại quy định ngay chỉ được phát hành trái phiếu dài hạn (5 năm trở lên) trong bối cảnh thị trường trong nước khó khăn là chưa hợp lý. Để đảm bảo tính ổn định trên thị trường tài chính công thì phải xem xét điều chỉnh”, ông Thụ nói.
Vấn đề này không phải bây giờ mới được đề cập. Ngay sau khi Nghị quyết 78/2014/QH13 được ban hành trả lời phỏng vấn Báo Hải quan vào kỳ họp thứ 9 của QH, ông Bùi Đức Thụ đã lo ngại những vướng mắc mà Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ gặp phải trong bối cảnh thị trường vốn còn nhiều khó khăn.
Theo kinh nghiệm các nước, thị trường TPCP luôn đóng vai trò là kênh huy động vốn cho NSNN, đồng thời là thị trường chuẩn cho thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Theo đó, để đáp ứng cả 2 vai trò này, nhiều quốc gia đều cho phép phát hành đa dạng kỳ hạn TPCP trên 5 năm và dưới 5 năm.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/267b299250.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。