【tỷ số costa rica】1 luật sửa 7 luật giải quyết đúng, trúng nhiều vướng mắc trong thực tiễn
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội, chiều 29/10/2024. Ảnh: Thanh Mai |
Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công
Theo tờ trình do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày, đối với Luật Chứng khoán, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán. Đồng thời, hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán…
Luật đi vào cuộc sống sẽ giải phóng các nguồn lực cho phát triểnNhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết, cấp bách của 1 Luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính cũng như Luật Đầu tư công (sửa đổi), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ mong muốn các đại biểu ủng hộ thông qua theo quy trình tại một kỳ họp để các luật sớm có hiệu lực. Từ đó, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, giải phóng và huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà bứt phá để hoàn thành các mục tiêu của giai đoạn 5 năm đã đề ra. |
Liên quan đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công đối với một số quy định về: Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công; Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong việc xử lý tài sản công...
Tại Luật Quản lý thuế, dự thảo đã tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, tăng cường trách nhiệm công vụ thông qua đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về: Mức tiền phải trả lãi; Thẩm quyền quyết định hoàn thuế; Nguyên tắc quản lý thuế; Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh; Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; Quy tắc xác định thời gian tính tiền chậm nộp.
Tại Luật Dự trữ quốc gia, dự thảo bổ sung cơ chế cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước; Sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) Lê Quang Mạnh, UBTCNS, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án Luật với các lý do như đã nêu tại tờ trình của Chính phủ. Việc sửa các luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Kiến nghị giao Chính phủ quy định phân cấp, giao quyền miễn, giảm thuế
Thảo luận tại tổ chiều 29/10, Phó Chủ nhiệm UBTCNS Phạm Thúy Chinh cho biết, cơ quan thẩm tra đánh giá cao tầm quan trọng của các chính sách được đề xuất sửa đổi tại luật này.
Đặc biệt, đối với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Phó Chủ nhiệm UBTCNS nhấn mạnh việc sửa Luật đã thể hiện rất rõ sự phân công, phân cấp cho các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công. Với những quy định hết sức mới về phân cấp, thẩm quyền, dự thảo Luật khi áp dụng sẽ giải quyết được các vướng mắc đã được nêu trong các cuộc giám sát của Quốc hội về quản lý và sử dụng tài sản công.
Đại biểu Phạm Thúy Chinh nêu ví dụ về thẩm quyền phê duyệt sử dụng tài sản công trong liên danh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập đã được giải quyết trong dự thảo luật này. Qua các báo cáo giám sát của Quốc hội, UBTVQH, đại biểu cho rằng đây là điểm tháo gỡ rất cơ bản giúp cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thể sử dụng và phát huy hết hiệu quả của các tài sản đang sử dụng chưa hết hoặc đang liên danh, liên kết.
Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) nêu góp ý về việc sửa đổi Luật Quản lý thuế. Theo đại biểu, hiện nay một số nội dung liên quan đến miễn, giảm, xử lý tiền chậm nộp thuế đang được phân cấp, giao thẩm quyền xử lý cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng việc xử lý nộp chậm cần được giải quyết kịp thời, dứt điểm, vì nếu do thủ tục, các quy định mà làm kéo dài thời gian thì mức phạt sẽ tăng. Vì vậy, đại biểu kiến nghị cần giao Chính phủ quy định cụ thể về phân cấp, giao quyền miễn, giảm thuế, xử lý phạt chậm nộp thuế… để chủ động và phù hợp với thực tiễn hơn.
Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị quy định cụ thể các trường hợp miễn, giảm thuế, phạt chậm nộp do các nguyên nhân khách quan
Phát biểu tại phiên họp tổ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đồng tình với đề xuất của đại biểu. Theo Phó Thủ tướng, hiện Luật Quản lý thuế chưa có nội dung này, có thể chờ đến lần sửa tổng thể, song nếu sửa được luôn cũng là rất phù hợp.
Phó Thủ tướng phân tích, việc chuyển quyền của Quốc hội cho Chính phủ để giải quyết về việc miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp sẽ giải quyết kịp thời hơn quyền lợi cho các cá nhân liên quan. Nhiều trường hợp, như đại biểu nêu, việc chậm nộp do nguyên nhân khách quan, do doanh nghiệp phá sản, hoặc từ phía cơ quan quản lý…, thì việc giao Chính phủ xử lý vấn đề này sẽ kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp./.