【lịch bóng đá hôm nay và rạng sáng mai】Bảo hiểm bảo lãnh thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu: Đột phá mới thúc đẩy giao thương

bao hiem bao lanh thong quan hang hoa xuat nhap khau dot pha moi thuc day giao thuongTrình Chính phủ Đề án Bảo hiểm bảo lãnh thông quan: Tiếp tục mục tiêu đơn giản thủ tục
bao hiem bao lanh thong quan hang hoa xuat nhap khau dot pha moi thuc day giao thuong
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Hòn La (Quảng Bình). Ảnh: Q.Hùng.

Doanh nghiệp có chứng nhận bảo hiểm sẽ được thông quan ngay

Để thực hiện được mục tiêu của Đề án,ảohiểmbảolãnhthôngquanhànghóaxuấtnhậpkhẩuĐộtphámớithúcđẩygiaothươlịch bóng đá hôm nay và rạng sáng mai các giải pháp triển khai thí điểm hệ thống bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam được xây dựng dựa trên quan điểm, định hướng: Thực hiện đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo có sự kết nối liên thông giữa các đối tượng thực hiện trên cùng một hệ thống; các giải pháp phải phù hợp với thông lệ quốc tế, với Công ước, Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết và tham gia.

Việc triển khai Đề án cần được chia thành nhiều giai đoạn (thí điểm, mở rộng và chính thức), ưu tiên lựa chọn các loại hình hiện đã được áp dụng chế độ bảo lãnh để mở rộng đối tượng thực hiện, đồng thời thí điểm đối với các loại hình thuận lợi khi triển khai, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các hoạt động XNK của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn thí điểm loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phải đảm bảo phù hợp với thực tế công tác và năng lực quản lý hải quan, hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động XNK của doanh nghiệp.

Để hoàn thiện Đề án, từ đầu năm 2019 đến nay, Tổng cục Hải quan đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo cũng như nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để xây dựng phù hợp với tình hình đặc thù của Việt Nam.

Theo đó, những nội dung cơ bản của Đề án sẽ làm rõ tổng quan về bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Về khái niệm "Bảo lãnh thông quan", đây là một hình thức cam kết bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và các khoản phải nộp khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm với cơ quan Hải quan thay cho người được bảo lãnh khi người được bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan. Cơ quan Hải quan quyết định việc thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trên cơ sở của giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thông quan.

Giấy chứng nhận bảo lãnh thông quan là văn bản do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành, trong đó có cam kết với cơ quan Hải quan về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật cho người được bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật với cơ quan hải quan để hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thông quan hoặc giải phóng.

Theo Tổng cục Hải quan, bảo lãnh thông quan được doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phát hành theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trong đó có việc cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc có liên quan để hàng hóa được thông quan, giải phóng hoặc đưa về bảo quản để chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định pháp luật (như nộp các khoản thuế, phí, thu khác, chịu trách nhiệm chấp hành các hình thức phạt tiền hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả...) với cơ quan Hải quan (là đơn vị được thụ hưởng).

Bảo lãnh thông quan nhằm thực hiện hai mục đích chính là giúp cho cơ quan Hải quan bảo đảm khoản thu cho ngân sách; bảo đảm tính tuân thủ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Lợi ích nhiều bên

Cơ chế bảo lãnh thông quan sẽ cung cấp cơ chế kiểm soát để cho phép giảm thời gian thông quan và tăng cường tính tuân thủ. Triển khai bảo lãnh thông quan sẽ củng cố hoạt động thu thuế, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, vi phạm pháp luật hải quan. Triển khai áp dụng hệ thống bảo lãnh thông quan sẽ tạo thuận lợi cho việc thông quan, giải phóng hàng nhập khẩu có kiểm tra chuyên ngành; đảm bảo các điều kiện về giám sát, quản lý hải quan đối với hàng hóa.

Bảo lãnh thông quan mang lại nhiều lợi ích cho các bên trực tiếp tham gia: Với doanh nghiệp, sẽ góp phần tiết kiệm được chi phí, tăng nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp, thông quan hàng hóa nhanh chóng; với cơ quan Hải quan: đảm bảo việc tuân thủ pháp luật hải quan; mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

Lợi ích cụ thể theo đánh giá của chuyên gia Liên minh tạo thuận lợi thương mại toàn cầu sẽ giúp giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý nhà nước, giúp giảm chi phí bằng 0,1-0,5% trị giá lô hàng. Giảm thời gian thông quan hàng hóa giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp (phần giảm chi phí bằng 0,5-0,8% trị giá lô hàng). Đồng thời, giúp tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu (tăng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong khi đó, áp dụng hệ thống bảo lãnh thông quan vẫn đảm bảo duy trì các yêu cầu thực hiện quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trên thực tế từ kinh nghiệm sử dụng bảo lãnh thông quan đã được triển khai tại nhiều quốc gia và mang lại lợi ích thiết thực. Theo Tổng cục Hải quan, hệ thống bảo lãnh thông quan đã phát triển qua rất nhiều thập kỷ. Sơ nguyên ban đầu được được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ nộp các khoản thuế phí của nhà nhập khẩu – cho đến nay chức năng này vẫn được tiếp tục.

Hiện nay, tại một số quốc gia như Hoa Kỳ và khu vực châu Âu, bảo lãnh thông quan đã được mở rộng và phát triển vượt bậc để trở thành một công cụ hữu hiệu trong tạo thuận lợi thương mại xuất-nhập khẩu, thúc đẩy các dịch vụ liên quan trong thương mại, cũng như các hoạt động thương mại chuyên biệt như kho ngoại quan, khu ngoại thương hay khu thương mại tự do và các cơ sở sản xuất, gia công.

Bảo lãnh thông quan còn được áp dụng với các hãng vận tải quốc tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa. Ngày càng nhiều quốc gia công nhận bảo lãnh thông quan là một biện pháp tạo thuận lợi thương mại hiệu quả và giải pháp này từ lâu đã được đưa vào các hiệp định thương mại quốc tế với các tên gọi khác nhau như “cam kết bảo lãnh” (Surety) hay “công cụ đảm bảo” (security instruments) hay “một đảm bảo” (guarantee). Đây không phải là tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu nên có thể áp dụng theo nhiều hình thức và cách tiếp cận khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống pháp lý của mỗi nước và quyết định của các cơ quan quản lý.

Các quốc gia đang phát triển thường đưa ra rất nhiều loại bảo lãnh khác nhau dùng cho nhiều mục đích chi tiết khác nhau. Trong khi các quốc gia phát triển họ đã đi qua giai đoạn này và phát triển bảo lãnh thông quan ở mức tinh gọn hơn nhưng lại bao bao quát hơn ở nhiều lĩnh vực.

Theo Tổng cục Hải quan, từ kinh nghiệm triển khai Hệ thống bảo lãnh thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của một số nước, triển khai Hệ thống bảo lãnh thông quan tại Việt Nam cũng nhằm hướng tới các yêu cầu về tạo thuận lợi thương mại, đẩy nhanh tốc độ thông quan, giải phóng hàng hoá, nâng cao yêu cầu tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất các rủi ro liên quan đến việc thực hiện các chính sách thuế, chính sách quản lý chuyên ngành cho cơ quan Hải quan.

Từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ và một số nước cho thấy việc áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan với sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhằm đảm bảo các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đều phải mua bảo lãnh, qua đó các rủi ro liên quan đến việc tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu không tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, về hải quan, về chính sách quản lý chuyên ngành sẽ được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm chịu trách nhiệm xử lý theo các cam kết với cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam.

Để giúp các doanh nghiệp XNK, doanh nghiệp bảo hiểm và các đơn vị quản lý, các bên liên quan của Việt Nam làm quen với cơ chế bảo lãnh thông quan, hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc áp dụng cơ chế này, Bộ Tài chính đề xuất Việt Nam cần triển khai từng bước theo hướng sẽ triển khai thí điểm áp dụng ở một số loại hình, một số công đoạn còn đang vướng mắc lớn chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong quá trình áp dụng thí điểm cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng mở rộng các loại hình, công đoạn còn đang vướng mắc trước khi triển khai rộng rãi, chính thức tại Việt Nam.
La liga
上一篇:Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
下一篇:Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt