Trong đó có một kiến nghị rất đáng chú ý của Đại sứ Phạm Sanh Châu là tổ chức triển lãm trực tuyến. Triển lãm trực tuyến (Virtual Exhibition),ểnlãmtrựctuyến–Xuhướngmớitrongtươtrực tiếp mainz 05 một khái niệm mới và khá lạ lẫm đối với nhiều người trong chúng ta. Trước đây, chúng ta thường quen với khái niệm triễn lãm/hội chợ triển lãm thông thường (Physical Exhibition), được hiểu là việc tổ chức trưng bày hàng hoá, khả năng cung cấp dịch vụ, tranh ảnh, triển lãm về các thành tựu kinh tế khoa học kỹ thuật, giới thiệu về quan hệ đối ngoại, ngoại giao của các chủ thể nhất định trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá đến mọi người trong xã hội, cộng đồng. Hội chợ triển lãm thương mại là một loại hình hoạt động xúc tiến thương mại, theo đó người bán trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ với người mua. Triển lãm trực tuyến sẽ dựa trên công nghệ môi trường ảo hoạt động theo mô hình điện toán đám mây. Cũng giống như triển lãm thật, môi trường ảo có phòng triển lãm, có gian hàng, khu trưng bày hàng hóa, hành lang, thư viện, hội trường… cùng với người giới thiệu ảo. Với không gian ảo rất rộng, có thể chứa hàng ngàn gian hàng và cho phép nhiều người thăm quan, triển lãm ảo có thể mở cả 24 giờ và khách hàng có thể truy cập triển lãm ở bất cứ địa điểm nào trên thế giới. Việc di chuyển trên môi tường ảo rất đơn giản, khách hàng có thể di chuyển qua các phòng hoặc tìm quầy mong muốn trong tích tắc. Triển lãm này có thể có phụ đề cho nhiều ngôn ngữ khác nhau, khách hàng có thể trò truyện bằng cách nhắn tin hoặc qua skype. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, các nước đang phong tỏa, hạn chế đi lại, Đại sứ đánh giá cao và ủng hộ các sáng kiến tổ chức giao thương trực tuyến, các buổi gặp gỡ người bán - người mua và khuyến nghị Chính phủ các nước, các cơ quan xúc tiến thương mại, cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu ứng dụng và triển khai “Triển lãm trực tuyến – Virtual / Online/ Digital Exhibition”. Lợi ích có thể nhìn thấy được ngay trước mắt đó là doanh nghiệp và khách hàng có thể đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, hàng hóa – dịch vụ được cập nhật thường xuyên, liên tục tạo ra nhiều cơ hội giao thương, cơ hội mua hàng giá tốt, tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí thuê diện tích quảng bá hàng hóa, dịch vụ. Không bị giới hạn về thời gian, địa điểm, sự khác biệt về múi giờ như triển lãm thông thường (physical exhibitions), triển lãm trực tuyến giúp khách hàng dù ở đâu trên thế giới cũng có thể ghé vào bất cứ lúc nào. Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng cho biết, đại dịch Covid-19 đã gây nhiều tổn thất cho nền kinh tế nhưng cũng tạo ra cơ hội to lớn cho các nước nếu sớm kiểm soát được dịch bệnh. Đại sứ tin tưởng quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ với nền tảng quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp sẽ phát triển mạnh mẽ sau đại dịch. |