【soi kèo mc vs brentford】Vốn cho đường cao tốc vẫn nan giải
Theo Vụ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải (GTVT): Ngoài 745 km đường cao tốc được hoàn thành, toàn quốc hiện có 532km đường cao tốc đang triển khai xây dựng, khoảng 682km đường cao tốc đã xác định được nguồn vốn hoặc đã có nhà đầu tư quan tâm có khả năng hoàn thành trước năm 2020.
Phát biểu tại Hội thảo “Đường bộ cao tốc Việt Nam lần thứ 9” do Bộ GTVT tổ chức chiều ngày 24-3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hải, chuyên viên cao cấp Vụ Kế hoạch-Đầu tư cho biết: Vốn để xây dựng các tuyến cao tốc chủ yếu là nguồn vay ODA; nguồn Trái phiếu Chính phủ rồi bán quyền thu phí và các nguồn vốn khác.
“Việc thu phí hoàn vốn của các tuyến đường cao tốc rất khó khăn. Chính phủ và Bộ GTVT đang khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân kết hợp với Nhà nước theo hình thức Hợp tác công tư (PPP)”, ông Hải nói.
Theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km.
Quy hoạch xác định mục tiêu nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao.
Trong đó, tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn; đồng thời tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế.
Ông Hải phân tích, để có thể đạt được các mục tiêu đề ra trong quy hoạch, việc tìm kiếm nguồn vốn xây dựng đường cao tốc trong những năm tới vẫn là “bài toán” nan giải.
Một trong những khó khăn điển hình là bởi Việt Nam đã được đưa vào danh sách các nước có mức thu nhập trung bình, nợ công tăng mạnh nên khả năng huy động các nguồn lực (ODA hoặc ngân sách Nhà nước) ngày càng khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) khả thi không cao do khó hoàn vốn. Suất đầu tư các dự án cao tốc tại Việt Nam lớn nên cần phân kỳ đầu tư ở quy mô hạn chế 2-4 làn xe để giảm suất đầu tư.
“Ngoài ra, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì, vận hành khai thác đường cao tốc còn chưa hoàn thiện cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, quản lý đường cao tốc cũng là một khó khăn đáng kể”, ông Hải nhấn mạnh.
Theo ông Hải, trong thời gian tới, để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc, định hướng là sẽ huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình… Trong đó, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các công trình kém hấp dẫn về mặt tài chính nhưng đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển đường cao tốc dưới nhiều hình thức như BOT, BT (Xây dựng-Chuyển giao), BTO (Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh), PPP…