【ket quac1】Hút DN vào nông nghiệp: Đừng để chính sách trên giấy

La liga 2025-01-10 10:41:02 319

hut dn vao nong nghiep dung de chinh sach tren giay

Nhiều rủi ro,útDNvàonôngnghiệpĐừngđểchínhsáchtrêngiấket quac1 lợi nhuận thấp là những lý do điển hình khiến các DN ngại đầu tư vào nông nghiệp. Ảnh: NT.

Chính sách nhiều, hiệu quả thấp

Là DN có kinh nghiệm nhiều năm đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi chế biến và XNK (Aprocimex) cho rằng: Các chính sách tạo điều kiện cho DN đầu tư vào nông nghiệp có khá nhiều, điển hình nhất là Nghị định 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên lại thiếu vắng nguồn lực, cụ thể là thiếu tiền để thực thi. Tại thời điểm ra đời, Nghị định 210 được kỳ vọng sẽ tạo ra diện mạo mới cho nền nông nghiệp Việt Nam, song đến nay có thể nhìn nhận điều này đã có phần thất bại. Chính sách ưu đãi, thu hút DN về mặt pháp lý thì suôn sẻ, song thực tế DN không tiếp cận được như mong muốn.

Về vấn đề này, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty Huy Long An- Mỹ Bình cũng nhấn mạnh: Thực tế chính sách đưa ra như Nghị định 210 là rất tốt, song DN muốn tiếp cận lại chật vật. Nguồn lực tài chính của các địa phương khá hạn chế nên không thể triển khai chính sách.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích thêm: “DN không mặn mà đầu tư vào nông nghiệp, một trong những lý do quan trọng là các chính sách thu hút, hỗ trợ còn bất cập, cảm tính, chưa có sự điều tra kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, khung pháp lý áp dụng cho hoạt động đầu tư còn chung chung, thiếu đồng bộ, không theo nguyên tắc cơ bản khiến DN không biết đường nào mà lần. Khi chính sách đã có, sự chậm trễ triển khai, cơ chế không rõ ràng trong thực thi cũng khiến DN thêm ngán ngẩm”.

Khơi thông nguồn vốn và đất đai

Trả lời cho câu hỏi phải làm thế nào để kéo DN đầu tư vào nông nghiệp, một số chuyên gia cho rằng về tổng thể, quan trọng nhất là các chính sách ban hành ra đừng chỉ nằm trên giấy mà phải thực sự đi vào cuộc sống. Thậm chí, số lượng chính sách triển khai tại một thời điểm không cần nhiều, chỉ cần hiệu quả. Có thể một năm, hai năm chỉ tập trung triển khai một chính sách, song quá trình triển khai đạt mục tiêu đề ra thì vẫn tốt hơn là đồng bộ áp dụng nhiều chính sách nhưng không “đến đầu đến đũa”. Đi vào chi tiết, các chuyên gia khuyến cáo, cần tạo những bước đột phá trong thủ tục tiếp cận vốn, tín dụng cũng như các chính sách ưu đãi khác.

Xung quanh vấn đề này, ông Lý chia sẻ: Trong bối cảnh hội nhập sâu như hiện nay, DN rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất quy mô lớn nhằm tăng tính cạnh tranh. Nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro nên các ngân hàng thường khá e ngại. Trong khi đó, DN có bao nhiêu tài sản, nguồn lực có thể đã đem thế chấp hết để vay tiền, thậm chí số nợ đã trở thành nợ xấu nên khó vay thêm. Ở góc độ ngân hàng, nếu cứ cho DN vay mà khả năng trả nợ không khả thi có thể ngân hàng cũng sụp đổ. Khi đó, để giải quyết vấn đề, sự hỗ trợ của Chính phủ rất cần thiết. Giải pháp có thể tính đến là vay vốn nước ngoài để hỗ trợ tái cấp vốn cho ngân hàng, khoanh nợ xấu cho DN, giúp đỡ DN đầu tư phát triển hơn nữa.

Ngoài vốn, theo ông Huy, đất đai cũng là vướng mắc nổi cộm cần sớm giải quyết nếu muốn thu hút DN. Hiện nay, DN muốn có quỹ đất lớn để đầu tư thường phải tự đi thương lượng, đền bù với nông dân, sau đó Nhà nước thu hồi lại đất đã giao cho nông dân và cho DN thuê lại. Như vậy, DN phải mất tới hai lần tiền. Đó là chưa kể việc gom được diện tích đất đai lớn không phải điều đơn giản.

“Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn hiện nay vẫn còn yếu kém nên DN phải tự đầu tư, bỏ ra số chi phí rất lớn làm cho tính cạnh tranh kém đi. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho DN nông nghiệp còn kém, kỹ sư không đáp ứng yêu cầu thực tế, chỉ biết qua về lý thuyết trong khi DN nhỏ không có nguồn lực đào tạo lại cũng là một trong số các yếu tố khiến DN e dè. Bởi vậy, thời gian tới DN mong muốn Nhà nước có sự tác động mạnh mẽ, cải thiện các vấn đề này này”, ông Huy nói.

Theo Bộ NN&PTNT: Thời gian qua, đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 5,4 - 5,6% tổng đầu tư cả nước, trong khi nông nghiệp vẫn đóng góp 17,7% GDP cả nước (năm 2014).

Đầu tư của DN tư nhân trong nước còn thấp, thiếu ổn định. Số lượng DN nông, lâm, thủy sản còn ít và có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng số DN nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 10,6%/năm, thấp hơn so với mức tăng DN nói chung 10,9%/năm; tỷ trọng DN nông, lâm, thủy sản so với DN cả nước cũng giảm từ 1,01% năm 2010 xuống còn 0,96% năm 2014; đa phần là DN quy mô vốn nhỏ (số DN có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm khoảng 55%).

Trong khi đó, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) mới ở giai đoạn thí điểm, quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, các chính sách mới chưa được triển khai và chưa thu hút được sự quan tâm của các DN về loại hình đầu tư này.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/265d297365.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng

Lá cẩm gần trăm nghìn/lạng, khách thành phố tới tấp đặt mua

Tân Á Đại Thành và Vietinbank ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện

Tin chứng khoán ngày 9/12: Lỗ 6 quý liên tiếp, ông trùm BOT kiếm đậm

Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024

FE Credit tung nhiều ưu đãi cho mùa mua sắm cuối năm

Những khoản tiền người lao động sẽ được nhận vào Tết Nhâm Dần 2022

Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng hoá vi phạm trị giá 1.462 tỷ đồng

友情链接