Năm 2022,úcđẩyhoạtđộngcủaTổcôngnghệsốcộngđồti so ac milan Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra sáng kiến thành lập tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kiến thức về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cộng đồng, hướng dẫn sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số trong giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
Ngày 26/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Theo đó, tổ chức, duy trì, phát huy hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động của Tổ CNSCĐ là một trong những nhiệm vụ, giải pháp phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số; thành viên Tổ CNSCĐ là lực lượng thuộc mạng lưới chuyển đổi số tại địa phương.
Tính đến nay, trên cả nước đã có hơn 80.000 tổ CNSCĐ, với hơn 400.000 thành viên. Sau hơn 2 năm triển khai, lực lượng này đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số tại các địa phương.
Tại Quảng Ninh, để hỗ trợ người dân trên hành trình chuyển đổi số, toàn tỉnh đã thành lập 1.473 tổ CNSCĐ, bao phủ 1.452 thôn, bản, khu phố ở toàn bộ 177 xã, phường, thị trấn, với sự tham gia của hơn 11.000 thành viên. Với nhiều nỗ lực và cách làm linh hoạt, các tổ CNSCĐ đã tích cực hỗ trợ người dân, giúp lan tỏa công nghệ số đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, đồng thời đóng góp quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện của tỉnh.
Để hoạt động của Tổ CNSCĐ tiếp tục đóng góp cho các nhiệm vụ chuyển đổi số tại địa phương, tỉnh đã tích cực triển khai Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ đạo thực hiện duy trì, phát huy hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động của Tổ CNSCĐ theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đưa nội dung giảng dạy 5 nội dung kỹ năng số cơ bản (bao gồm: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng và sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương) vào tiết học ngoại khóa cho học sinh THCS và THPT trên địa bàn tỉnh để tăng cường hiểu biết, hỗ trợ Tổ CNSCĐ, phấn đấu mục tiêu trong năm 2024 mỗi hộ gia đình có ít nhất 1 người thành thạo 5 kỹ năng số cơ bản.
Đồng thời yêu cầu Tỉnh Đoàn chỉ đạo các tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc cử thành viên tham gia lực lượng nòng cốt trong Tổ CNSCĐ; phát động các phong trào thi đua trong đoàn viên thanh niên của địa phương tiên phong sử dụng các nền tảng, ứng dụng công nghệ số, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương chủ động có những sáng kiến khác nhằm phổ cập kỹ năng số cơ bản cho người dân phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phương mình.
Cùng với đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát động và triển khai chiến dịch ra quân “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số” của Tổ CNSCĐ trên toàn tỉnh. Chiến dịch diễn ra trong 10 ngày (1-10/10/2024), hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ, ứng dụng thiết thực để phát triển kinh tế số như: Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt; hướng dẫn mua bán trên sàn thương mại điện tử Việt Nam; bảo vệ bản thân và gia đình trên môi trường mạng; tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet; sử dụng nền tảng số Việt Nam…
TheoBảo Bình(Báo Quảng Ninh)