当前位置:首页 > Cúp C1

【cách đánh phỏm】Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo công bằng,Ápthuếtiêuthụđặcbiệtđồuốngcóđườngđểbảovệsứckhỏengườidâcách đánh phỏm phù hợp thông lệ quốc tế Tăng thuế đối với thuốc lá, đồ uống có cồn vì sức khỏe người dân Thời điểm tốt để Việt Nam áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường gây hại cho sức khỏe

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, TS. BS Nguyễn Thị Hồng Diễm - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, tại chương trình quốc gia về sức khỏe của Chính phủ cũng đưa ra mục tiêu giảm tác hại của đồ uống có đường…Vì vậy, thu thuế trong sản xuất và kinh doanh đồ uống có đường, thực phẩm chứa nhiều đường là một trong những giải pháp hạn chế mặt hàng này, kiểm soát hành vi tiêu dùng, chế biến.

Về nguyên nhân cấp bách cần có biện pháp hạn chế tiêu dùng đồ uống có đường, TS. BS Nguyễn Thị Hồng Diễm phân tích, nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tim, nhất là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Theo dõi 40.000 nam giới trong 2 thập kỷ trên thế giới cho thấy, những người uống trung bình 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người hiếm khi uống. Chưa kể, tiêu thụ nước ngọt thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa béo phì, rối loạn lipid máu, tăng glucose máu.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân
Đã có 85 nước bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ảnh: TL

Đơn cử như tại Hoa Kỳ, phụ nữ tiêu thụ trên 708 ml đồ uống có đường trong 1 ngày có nguy cơ ung thư trực tràng cao gấp 2 lần; và với mỗi 354ml đồ uống có đường/ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thêm 16%.

Đồng thuận với lập luận nêu trên, bà Vũ Thị Minh Hạnh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế cũng đưa ra cảnh báo, ngoài béo phì, tiểu đường tuýp 2, tim mạch, bệnh gout… sử dụng nhiều đồ uống có đường còn có thể gây hại lâu dài, đặc biệt là ở trẻ em.

"Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng đồ uống có đường trong nhóm thiếu niên, nhóm vị thành niên, gia tăng, thiếu kiểm soát như hiện nay thì chúng ta cũng tiên lượng là khoảng 5-10-15 năm nữa chúng ta sẽ có một thế hệ thanh niên trong tình trạng thừa cân béo phì với gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm, tim mạch, tiểu đường… điều này sẽ dẫn đến tình trạng gánh nặng bệnh tật và kèm theo đó là chi phí cho hệ thống y tế sẽ phải gánh chịu rất nặng nề" - bà Hạnh nói.

Nhiều quốc gia đã đánh thuế đồ uống có đường

Theo bà Trần Thị Tuyết - Trưởng phòng Chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) và tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính, cần thiết bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB phù hợp với Quyết định số 155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025, khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và xu thế phát triển của thế giới.

Đồng thuận với đề xuất của Bộ Tài chính đưa đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, các chuyên gia dinh dưỡng nhiệt tình ủng hộ và cho rằng, thuế TTĐB là 1 trong 3 chính sách hữu hiệu hiện nay được các quốc gia áp dụng nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

Áp thuế với đồ uống có đường từ 5g/100ml

Đánh thuế với sản phẩm có đường nhằm giảm tiêu thụ và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng của các chuyên gia dinh dưỡng cũng là quan điểm của Bộ Tài chính khi xây dựng dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đó là tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe cộng đồng và trẻ em.

Theo đó, dự thảo đề xuất bổ sung nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bà Ngô Thị Hà Phương - Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ, đánh thuế với đồ uống có đường có thể là một chiến lược đôi bên cùng có lợi, bao gồm: lợi về tăng thu cho ngân sách nhà nước và quan trọng nhất là lợi cho y tế công cộng (ngăn chặn chi phí chăm sóc sức khỏe), lợi cho công bằng về sức khỏe. Chưa kể, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải cải tiến sản phẩm, giảm hàm lượng đường trong sản phẩm…

“Thuế TTĐB với đồ uống có đường là một chính sách y tế công cộng hiệu quả để giảm tiêu thụ đường dư thừa và theo thời gian sẽ giảm gánh nặng béo phì và các bệnh không lây nhiễm. Mặt khác, đánh thuế còn hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có đường và có thể khiến mọi người lựa chọn những đồ uống thay thế lành mạnh hơn” - bà Hà Phương cho hay.

Đến nay đã có 85 nước bổ sung nước uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB và đã mang lại hiệu quả cả về nhận thức và hành động từ phía người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất.

Thực tế tại bang Philadelphia (Hoa Kỳ) sau khi thực hiện đánh thuế với đồ uống có đường là 1,5 xu/ounce, thì lượng đường tiêu thụ hàng ngày ở trẻ em đã giảm 22% (15 gam) so với trước khi áp thuế; còn người lớn giảm khoảng 6 gam mỗi ngày. Tương tự, một vài tháng sau khi đánh thuế với đồ uống của Berkeley’s (California, Hoa Kỳ), những người trưởng thành có thu nhập thấp đã giảm mức tiêu thụ đường tới 21%.

Đứng ở góc độ hài hòa lợi ích kinh tế, chuyên gia của WHO cho rằng, thuế TTĐB đánh vào các sản phẩm cụ thể có thể làm tăng chi phí tiếp thị của nhà sản xuất, chi phí tăng này có thể được bù đắp bằng cách chuyển sang người tiêu dùng thông qua mức giá cao hơn đối với sản phẩm bị đánh thuế.

Thuế đánh vào sản phẩm làm tăng giá bán do đó làm giảm khả năng chi trả và giảm tổng mức tiêu dùng. Nếu thuế được đánh theo hàm lượng đường cũng có thể khuyến khích các nhà sản xuất cải tiến sản phẩm và chuyển nguồn lực từ chất bị đánh thuế sang các sản phẩm lành mạnh hơn.

PGS.TS ĐINH TRỌNG THỊNH - CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH:

Cần áp dụng công cụ thuế với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

Việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường trở thành vấn đề cấp bách, nhằm điều chỉnh thói quen, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đồ uống có đường, giảm thiểu tổn thất về kinh tế do tăng cân và béo phì và việc phát sinh các bệnh có liên quan.

Hiện nay, Việt Nam chưa có thuế TTĐB đánh vào đồ uống có đường, sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế GTGT 10%. Trong khi các quốc gia phát triển và có tỷ lệ béo phì cao đều dần thực hiện việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Về bản chất, thuế TTĐB là đánh vào người tiêu dùng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam cho thấy, việc tăng thuế đối với rượu, bia, nước ngọt không làm ảnh hưởng đến thu ngân sách, việc làm của người lao động mà vẫn đảm bảo hạn chế tiêu thụ.

TS. BÁC SĨ NGUYỄN TUẤN LÂM - CHUYÊN GIA WHO:

Áp thuế để điều chỉnh thói quen sử dụng của người tiêu dùng

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân
Ths. Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm

Hiện nay đã có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường và việc này đã mang lại hiệu quả. Thực tế, tại Thái Lan cho thấy, 2 năm sau khi thực hiện đánh thuế đồ uống có đường, lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 2,8% trong đó tiêu thụ đồ uống có ga giảm nhiều nhất, với mức tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 17,7%.

WHO khuyến cáo mạnh mẽ về việc cần giảm dung nạp lượng đường tự do mỗi ngày với cả người lớn và trẻ em xuống mức dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và sẽ có lợi hơn cho sức khỏe nếu giảm xuống dưới 5% (tương đương 25 gram hoặc 6 muỗng cà phê).

WHO cũng khuyến cáo các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam áp thuế TTĐB ở mức 20% để điều chỉnh hành vi của người dùng, qua đó giảm thiểu tác hại của đồ uống có đường, đánh vào lượng đường trong sản phẩm…

分享到: