【nhận định tottenham vs newcastle】Khơi dậy dòng vốn kiều hối đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam
'Khơi dậy' dòng vốn kiều hối vào nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: TL |
Tối 19h ngày 14/2/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức diễn đàn "Kết nối doanh nghiệp kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp", với sự tham gia của trên 300 kiều bào đang làm ăn, sinh sống, đầu tư trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực, cùng hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...
Kiều bào đầu tư 11 tỷ USD vào nông nghiệp Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT, đây là dịp để bà con Việt kiều - các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài, hiểu hơn về đời sống, xã hội, kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới hiện nay; đặc biệt là hiểu hơn về tiềm năng của ngành nông nghiệp nước nhà, chung tay kết nối, đưa nông sản, đặc sản của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là những sản phẩm mang tính đặc sản, sản phẩm OCOP (Chương trình quốc gia mỗi làng, xã một sản phẩm) của Việt Nam.
Diễn đàn cũng mong muốn bà con là cầu nối quan trọng để truyền tải tri thức, công nghệ và huy động nguồn lực tài chính, đưa nông nghiệp Việt Nam thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tân tiến, xanh, bền vững, thành trung tâm chế biến, logistics trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có trên 5 triệu Việt kiều sinh sống và làm việc tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, đã có khoảng 3.500 dự án, doanh nghiệp do kiều bào thành lập hoặc góp vốn tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên đến 11 tỷ USD, trong đó có rất nhiều kiều bào đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, hiện nay đang là thời điểm vàng để bà con kiều bào tại các nước kết nối, xúc tiến thương mại, đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam. Đó là điều kiện rất tốt để Việt Nam đưa nông sản sang các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
"Bà con Việt kiều chính là cầu nối, kết nối, thổi hồn những giá trị văn hóa của người Việt vào trong các sản phẩm, qua đó nâng cao giá trị hàng hóa của Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về mối quan hệ tình cảm quê hương, mà cả những người sản xuất trong nước cũng như Việt kiều trên các nước đều có thể hưởng lợi từ nguồn nông sản rất có giá trị của Việt Nam" - ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nói.
TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong gần 30 năm qua, tổng lượng kiều hối đưa về nước khoảng 250 tỷ USD, trong khi đó, tổng nguồn vốn FDI cũng chỉ khoảng 290 tỷ USD. Chắc chắn rằng, khi lượng kiều hối đã lớn như vậy thì nguồn lực đầu tư kinh doanh của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài còn lớn hơn thế rất nhiều lần. Nhưng cho đến nay, tổng số vốn đầu tư của kiều bào ở trong nước mới chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là còn một lượng vốn khổng lồ của bà con đang đầu tư ở nước ngoài mà chưa đầu tư trong nước.
Nếu tìm cách khơi dậy được dòng vốn này, cộng với trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản trị và mạng lưới tiếp thị của cộng đồng kiều bào ở 130 quốc gia trên thế giới, thì sẽ tạo ra động lực vô cùng to lớn cho sự phát triển của đất nước, không thua kém nhiều so với khu vực FDI.
Quảng bá sản phẩm Việt Nam tới bạn bè quốc tế
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, thời gian qua đã nhiều hoạt động đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp. Các cơ sở phân phối, quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài của kiều bào tuy quy mô còn hạn chế, nhưng đã phủ sóng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần quảng bá sản phẩm Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, một số trung tâm thương mại, chợ Việt Nam có quy mô lớn và còn nhiều dư địa để hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, nhiều kiều bào đã về nước đầu tư, kinh doanh, phát triển các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương; đóng góp vào công cuộc bảo tồn nông sản quý và phát triển các giống cây trồng cho năng suất cao.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đẩy mạnh và triển khai hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao phục vụ phát triển; phối hợp với Bộ NN&PTNT, các địa phương và cơ quan trong nước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào các thị trường đang phục hồi mạnh mẽ nhằm tận dụng đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới; phát huy vai trò đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu nông sản sang các thị trường trọng điểm.
Đồng thời, bộ sẽ tích cực cung cấp thông tin, tăng cường tuyên truyền để phổ biến và tận dụng các lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản - thế mạnh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá và tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong chuyển đổi số, thương mại điện tử, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, để ngành Nông nghiệp Việt Nam sớm bắt kịp các xu thế chung về phát triển bền vững và thích ứng lâu dài với đại dịch.
Ở góc độ Bộ NN&PTNT, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, mong muốn bà con tiếp tục làm cầu nối đưa nông sản Việt vươn cao, vươn xa.
“Chúng tôi rất mong bà con tiếp tục làm cầu nối đưa nông sản Việt vươn cao, vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, bà con giúp thúc đẩy kết nối sản phẩm OCOP của Việt Nam; đây là sản phẩm có tiềm năng, có chất lượng và mang đậm nét văn hóa bản sắc của vùng miền nông thôn Việt Nam. Bà con cũng là kênh truyền tải tri thức, công nghệ và huy động nguồn lực tài chính, đưa Việt Nam thành cường quốc nông nghiệp, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tân tiến và là trung tâm chế biến, logistics trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói.
Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp tập trung phát triển các chuỗi giá trị nông sản, mà trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để kết nối các hộ nông dân nhỏ, hợp tác xã với chuỗi giá trị toàn cầu. Với sự nỗ lực của toàn hệ thống, ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng cao từ 4,2 tỷ USD năm 2000 tăng lên 48,6 tỷ USD vào năm 2021. |
相关文章
Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
Ngày 21/8, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát bản t2025-01-10Biến động thị trường, xuất khẩu cá tra khó đạt 2,4 tỷ USD
Chế biến cá tra xuất khẩu Ảnh: STGiảm sút tại thị trường lớnTheo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy2025-01-10Người đàn ông tử vong sau khi bị chó cắn
Người bệnh chủ quanTừ đầu năm đến nay, tại Nghệ An đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứn2025-01-10Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ tính đúng, tính đủ viện phí
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại hội thảo tập huấn triển khai, xây dựng định2025-01-10Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
Quyết tâm hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2021-2025Năm 2025 là cột mốc quan trọng khi tỉnh Quảng Ninh2025-01-10Đinh dài 8cm lạc từ xương đòn vào cột sống cổ
Các bác sĩ Bệnh viện E (Hà Nội) vừa phẫu thuật lấy một chiếc kim dài 8cm2025-01-10
最新评论