当前位置:首页 > La liga

【tin as roma】Chứng khoán tuần: Đà tăng bị chững lại

chứng khoán tuần qua

So với tuần trước khi đạt mức tăng 11,ứngkhoántuầnĐàtăngbịchữnglạtin as roma6 điểm, thị trường đã giảm tốc đáng kể. Tâm lý với đà hưng phấn đã không còn sôi sục khi những kỳ vọng về vĩ mô cũng chững lại.

Ẩn số nào trước dòng tiền cực mạnh?

Tuần qua con số tăng trưởng GDP được công bố chỉ ở mức 5,1% trong quý 1/2017, thấp nhất trong 2 năm trở lại đây (quý I/2015 là 6,12%; quý I/2016 là 5,48%). Đây là dữ liệu vĩ mô đầu tiên được công bố cho năm 2017, chỉ có điều là có thể đã không diễn ra đúng như kỳ vọng của không ít nhà đầu tư.

Trước đó, khi mục tiêu tăng trưởng được đặt ra cho năm 2017 khá cao, 6,7%, thị trường chứng khoán đã có những phản ứng rất hào hứng. Nhiều dự báo của các tổ chức kinh tế cũng cho rằng tăng trưởng GPD quý 1/2017 sẽ ở mức cao, khoảng 5,61%-5,8%.

Việc GDP tăng trưởng thấp dĩ nhiên đã được mổ xẻ từ nhiều góc độ. Tuy nhiên dù nói thế nào thì cuối cùng vẫn là một thực tế tăng trưởng đang thấp hơn kỳ vọng. Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực tế đang tăng trưởng chậm lại, một số ngành cũng cho thấy đang gặp khó khăn.

Cùng với đó là áp lực lạm phát tăng. Mục tiêu cả năm nay là kiềm chế lạm phát bình quân ở mức 4%. CPI bình quân 3 tháng đầu năm nay là 4,96%, cùng kỳ năm ngoái chỉ là 1,25%.

VN-Index kể từ đầu năm 2017 đến nay đã tăng 8,66%. Nếu tính từ đầu tháng 12/2016 (thời điểm tạo đáy) thì toàn bộ con sóng tăng tính đến cuối tuần qua là khoảng 10,87% trên VN-Index. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa lọt vào TOP 7 những thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới quý 1, nhưng thị trường đứng thứ 7 là Hồng Kông cũng chỉ tăng 9,62%, không hơn mức tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều lắm.

Một điều khá bất ngờ nữa là trong cả sóng tăng 4 tháng qua, thị trường chưa hề có một nhịp điều chỉnh sâu nào. Các nhịp điều chỉnh đều diễn ra rất ngắn và nhẹ. Cụ thể, cuối tháng 12/2016 Vn-Index điều chỉnh lần đầu tiên trong 6 phiên và giảm 1,88%. Lần hai điều chỉnh trong tháng 1 chỉ 3 phiên, chỉ số giảm 1,31%. Lần 3 điều chỉnh cuối tháng 2 trong 7 phiên, chỉ số giảm 1,36%. Ngoài ra thị trường chỉ có các phiên tăng giảm xen kẽ, không thành một xu thế rõ rệt.

Việc thị trường tăng liên tục và không có điều chỉnh thật sự chính là sự phản ánh của tâm lý kỳ vọng rất lớn. Có thể thấy rất rõ không chỉ ở đà tăng, mà còn ở thanh khoản duy trì với quy mô rất lớn. Lượng tiền giao dịch liên tục trong vòng T+3 để từ đầu năm 2017 đến nay là lớn nhất trong vòng 2 năm trước đó. Thị trường ghi nhận những ngày như 20-22/3 vừa rồi khớp tổng cộng tới 13.829 tỷ đồng. Nếu không có sự tự tin và mức độ kỳ vọng rất cao, thị trường không thể thu hút được một lượng tiền khổng lồ như vậy.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 31/3

Giá đóng cửa ngày 24/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 31/3

Giá đóng cửa ngày 24/3

Mức tăng (%)

HID

4.82

5.75

-16.17

VNH

1.9

1.07

77.57

AGR

3.7

4.33

-14.55

KAC

16.15

12.1

33.47

TDW

25.4

28.4

-10.56

MDG

14.3

11.2

27.68

STK

18.6

20.7

-10.14

QCG

6.4

5.26

21.67

SAV

9.4

10.45

-10.05

HOT

27.65

23.05

19.96

TIE

11

12.1

-9.09

HHS

4.63

3.89

19.02

TTF

7.3

8.03

-9.09

PPI

2.72

2.3

18.26

VPH

11.4

12.5

-8.8

PDR

17.65

15.35

14.98

VNA

0.98

1.07

-8.41

DXG

20.6

18.2

13.19

FTM

12.3

13.4

-8.21

VHG

2.7

2.39

12.97

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 31/3

Giá đóng cửa ngày 24/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 31/3

Giá đóng cửa ngày 24/3

Mức tăng (%)

LO5

3.8

6.2

-38.71

SHC

2.4

1.7

41.18

BHT

2.9

4.6

-36.96

SRA

10

7.3

36.99

SEB

29

37.4

-22.46

ALT

17

13

30.77

DNM

22.6

29

-22.07

TPP

34.8

26.8

29.85

CTP

16.5

21

-21.43

PVI

32

24.7

29.55

POT

18.9

23.4

-19.23

TV3

38.7

32

20.94

VIE

4.5

5.5

-18.18

PJC

25

21

19.05

SVN

2.9

3.4

-14.71

SD2

7.8

6.6

18.18

VFR

10.6

12.4

-14.52

API

24.2

20.7

16.91

PVR

2.4

2.8

-14.29

GLT

44.4

38

16.84

Chú ý về sự thay đổi trong quán tính tăng giá

Không thể phủ nhận được là thị trường đang trong một xu thế tăng rất vững chắc và mạnh mẽ nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên không có một xu thế nào tăng mãi mà không có điều chỉnh. Thị trường đã không thể tăng bùng nổ cao hơn được trong tuần qua có thể là dấu hiệu của sự suy yếu trong quán tính. Một thị trường mạnh mẽ là một thị trường tăng liên tục, cuốn phăng hết những áp lực chốt lời kỹ thuật. Khi tốc độ tăng bắt đầu chậm lại, giá ngập ngừng, người mua không còn đẩy giá mạnh dứt khoát, đó là lúc tâm lý bắt đầu dao động.

Liệu mức tăng lớn nhiều tháng qua đã đủ để phản ánh hết những gì được xem là tốt nhất, đáng kỳ vọng nhất hay chưa? Thị trường chờ đợi gì nữa ngoài những con số lợi nhuận quý 1/2017 cũng như khả năng chia thưởng từ các cuộc đại hội cổ đông đang diễn ra?

Một thực tế là để đẩy giá tăng cao hơn, chỉ số tăng bốc hơn, thị trường cần tiền. Để bơm được nhiều tiền, nhà đầu tư phải nhiệt tình mua. Để người mua nhiệt tình đổ vốn, cần có những bức tranh đẹp, câu chuyện hay, những kỳ vọng để mà hướng tới.

Có một điều luôn được các nhà đầu tư chú ý, đó là sự thay đổi trong quán tính tăng giá, hay nói cách khác là tốc độ tăng giá hàng ngày hay hàng tuần. Vì sao thị trường đang trong một chuỗi các phiên tăng mạnh lại rơi vào một chuỗi các ngày lình xình?

Trên thị trường, tiền nhiều là tốt, nhưng tiền quá nhiều mà không khiến thị trường bùng nổ được lại là điều đáng phải tính toán, để có ứng xử phù hợp để giữ được đồng vốn bền vững./.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

20.3.2017

4,008.1

179.5

159.9

21.3.2017

4,508.1

286.0

182.2

22.3.2017

5,313.6

282.6

246.9

23.3.2017

3,905.4

546.2

217.7

24.3.2017

4,353.3

366.6

186.5

27.3.2017

4,429.3

335.4

174.2

28.3.2017

3,697.5

262.8

197.3

29.3.2017

3,796.7

400.4

181.1

30.3.2017

3,802.1

365.8

130.5

31.3.2017

3,760.1

331.4

160.1

Trọng Nghĩa

分享到: