发布时间:2025-01-10 11:08:53 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Sáng 11/9, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức pháp lý và nghiệp vụ giám định tư pháp chuyên ngành Hải quan, và một số lĩnh vực khác cho cán bộ hải quan thuộc 13 cục hải quan phía bắc.
Phát biểu khai mạc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, ông Trần Xuân Long cho biết, sau 7 năm thực hiện Quyết định 258/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp", và hơn 5 năm thực hiện Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác giám định tư pháp nói chung và công tác giám định trong lĩnh vực tài chính nói riêng đã đạt nhiều kết quả khích lệ.
Các giám định viên của Bộ Tài chính (trong đó có giám định viên tài chính nói chung, chuyên ngành hải quan nói riêng) đã tham gia hàng trăm lượt giám định, cùng các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Bên cạnh đó, các giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính còn giúp bị cáo, người bị hại, các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ án hình sự.
Tại hội nghị, các học viên được nghe phổ biến các vấn đề pháp lý liên quan đến việc tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp như: Các quy định của Luật Giám định tư pháp và văn bản liên quan,... đồng thời chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn giám định tư pháp đối với lĩnh vực hải quan, cũng như nêu các khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị, qua đó làm tốt hơn nữa trong công tác giám định tư pháp về tài chính nói chung, về hải quan nói riêng.
Đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính đã trình bày những kết quả giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính thời gian qua. |
Thông tin tại hội nghị, Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật tài chính- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), ông Khổng Văn Ngư cho biết, việc ban hành cơ chế chính sách, có sự chủ động, tích cực, phối hợp với các bộ, ngành cũng như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính trong lĩnh vực tư pháp đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
"Đặc biệt, thời gian qua, việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho công tác giám định tư pháp luôn đầy đủ, đồng thời tháo gỡ, bổ sung kinh phí kịp thời khi có vướng mắc phát sinh", ông Ngư nhấn mạnh.
Theo ông Ngư, hàng năm Bộ Tài chính đều hướng dẫn lập dự toán và cấp phát kinh phí đủ theo đề nghị, không thực hiện cắt giảm đổi với nguồn kinh phí này và tăng dần hàng năm.
Đơn cử, kinh phí phục vụ công tác chi bồi dưỡng, giám định tư pháp của Bộ Công an được bố trí từ năm 2010 - 2017 là hơn 2.671 tỷ đồng.
Kinh phí chi quản lý hành chính cấp Tòa án nhân dân Tối cao hơn 18.423 tỷ đồng; cho Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao hơn 17.152 tỷ đồng.
Đối với Bộ Tư pháp, NSNN bố trí kinh phí quản lý hành chính (trong đó có kinh phí cấp cho công tác giám định tư pháp) gần 13.553 tỷ đồng.
Cũng theo ông Ngư, thực hiện quy định của Luật Giám định tư pháp, Bộ Tài chính đã lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp hàng năm. Tính tới thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã lập và công bố 1.333 giám định viên; từ năm 2010 đến tháng 6/2017, Bộ Tài chính đã cử 197 giám định viên tài chính tới 149 vụ việc.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến kiến nghị, cần xây dựng cơ chế bảo vệ giám định viên tư pháp trong việc tham gia các vụ án tham nhũng lớn, vụ án đặc biệt nghiêm trọng vì thực tế trong thời gian qua, số lượng các vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại tăng nhanh, trong đó có nhiều vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, như: vụ án Ocean Bank, Tổng công ty Xây lắp dầu khí, Vụ công ty Tài chính II (ALCII) - Agribank, Vụ "bầu" Kiên,...
Đức Minh
相关文章
随便看看