当前位置:首页 > Cúp C2

【du doan ty so bong da hom nay】Ứng phó với biến động tỷ giá: Đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát nên là mục tiêu ưu tiên

PV: Gần đây,ỨngphóvớibiếnđộngtỷgiáĐảmbảotăngtrưởngvàkiềmchếlạmphátnênlàmụctiêuưutiêdu doan ty so bong da hom nay USD liên tục tăng giá cao trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Xin bà cho biết, việc đồng USD tăng giá sẽ tác động thế nào tới các doanh nghiệp Việt về giá trị khi xuất khẩu sang Mỹ?

Ứng phó với biến động tỷ giá: Đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát nên là mục tiêu ưu tiên
Ths. Phan Minh Hòa

Ths. Phan Minh Hòa: Tác động trước mắt là khi đồng USD tăng giá, doanh thu xuất khẩu quy đổi từ USD sang đồng Việt Nam (VND) sẽ tăng, giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi, gia tăng doanh thu và lợi nhuận tính bằng VND.

USD tăng giá cũng khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên có tính cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ, khiến lượng hàng hóa bán ra được nhiều hơn. Tuy nhiên, không chỉ VND, các đồng tiền khác cũng đều yếu đi so với USD. Đồng USD chỉ tăng giá so với VND khoảng 2% trong 6 tháng qua, trong khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác tới 9 - 10%, nên xuất khẩu sang Mỹ cũng không được lợi quá nhiều.

PV: Đối với thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngoài Mỹ thì sao thưa bà? Liệu việc đồng USD tăng giá có ảnh hưởng tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này? Theo quan điểm của bà, trong trường hợp này thì Việt Nam được hay mất nhiều hơn?

Ths. Phan Minh Hòa: Trong khi USD tăng giá mạnh (chỉ số DXY tăng khoảng 10% từ đầu năm 2022), các đồng tiền của các nền kinh tế lớn khác đã yếu đi, như đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Yên Nhật, Won Hàn Quốc... Đặc biệt, đồng Euro (EUR) đã trượt dốc gần 20% so với USD trong 14 tháng qua. VND mất giá nhẹ 2,5% so với USD, nhưng tăng giá 8% so với EUR. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bằng đồng EUR sẽ bị thiệt, còn nhập khẩu bằng đồng EUR sẽ được lợi. Với các thị trường khác, chúng ta cũng có thể so sánh tính mức độ tăng giảm giá của VND so với đồng nội tệ của họ trong trường hợp đó là đồng tiền thanh toán, nếu VND yếu đi thì xuất khẩu được lợi, nhập khẩu sẽ thiệt và ngược lại.

Ứng phó với biến động tỷ giá: Đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát nên là mục tiêu ưu tiên
Ảnh TL minh họa

Nhìn chung, thực chất đồng USD vẫn là đồng tiền thanh toán chính cho phần lớn (60 - 70%) các hợp đồng xuất nhập khẩu của Việt Nam, nên ảnh hưởng từ sự biến động của VND so với các đồng tiền khác là ít hơn. Chẳng hạn, theo một lãnh đạo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các giao dịch mua bán của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn này sang EU chủ yếu là bằng đồng USD, nên đồng EUR yếu đi không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu. Những giao dịch bằng đồng EUR là mua máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cao cấp lại được lợi từ tỷ giá.

Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý là với một số mặt hàng, để xuất khẩu, doanh nghiệp cần nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu. Vì vậy, nếu USD tăng giá, khiến cho doanh thu xuất khẩu bằng USD được lợi thì chi phí nhập khẩu, chi phí vận tải, logistics, kho bãi, vay nợ bằng USD cũng tăng. Vì vậy, việc đánh giá được mất sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

Nhìn rộng ra, tôi cho rằng bên cạnh tỷ giá, điều đáng ngại hơn cho xuất khẩu là triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới, với việc lạm phát gia tăng, nguy cơ suy thoái và người tiêu dùng các nước buộc phải thắt dần chi tiêu.

Mục tiêu giữ ổn định tỷ giá đang được ưu tiên

Theo Ths. Phan Minh Hòa, hiện tại, có thể quan sát thấy mục tiêu giữ ổn định tỷ giá đang được các nhà hoạch định chính sách ưu tiên. Trong giai đoạn 2019-2021, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào USD thì vào tháng 5 và tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước quay trở lại bán USD trong bối cảnh tỷ giá gia tăng và Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để ổn định tỷ giá.

PV: Xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Theo bà, về phía các nhà hoạch định chính sách, cần phải có những hành động gì để giảm tác động tiêu cực từ việc USD tăng giá cao tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam?

Ths. Phan Minh Hòa: Với việc dự báo triển vọng của nền kinh tế thế giới vẫn chưa khả quan và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, đà tăng của USD sẽ còn tiếp tục, trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sát sao các biến động. Ngoài tác động đến xuất nhập khẩu, USD tăng giá còn gây áp lực lên lạm phát (tăng giá hàng hóa nhập khẩu), lên thị trường tài chính (Fed tăng lãi suất và đồng USD tăng giá khiến các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường mới nổi) và cũng làm gánh nặng nợ tăng lên.

Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo sự cân đối giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Nếu đồng Việt Nam mất giá quá nhanh, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu bị lên cao ảnh hưởng đến sản xuất, lạm phát sẽ gia tăng trong bối cảnh đã có rất nhiều sức ép, ngoài ra còn tăng gánh nợ nước ngoài và dễ rủi ro bị Mỹ xem xét thao túng tiền tệ. Ngược lại, nếu tỷ giá bị kiềm chế quá mức, trong khi những đồng tiền khác đã mất giá, hàng hóa xuất khẩu lại sẽ mất sức cạnh tranh. Đây là những điều cần hết sức lưu ý đòi hỏi sự điều hành chính sách một cách linh hoạt, hợp lý, đảm bảo sự ổn định của tỷ giá.

PV: Xin cảm ơn bà!

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần làm gì?

Ngày 27/7, Fed đã công bố một đợt tăng lãi suất mạnh nữa, đẩy mạnh nỗ lực kéo lạm phát xuống từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ khi quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lên phạm vi từ 2,25% đến 2,5%, nhằm ngăn chặn và kiềm chế lạm phát đang tăng cao tại Mỹ. Điều này được cho là sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phục hồi của kinh tế thế giới.

Việt Nam là quốc gia có độ mở thương mại cao (khoảng 200% GDP) nên những diễn biến của thị trường thế giới sẽ tác động tới Việt Nam, nhất là động lực tăng trưởng xuất khẩu. Trước những diễn biến có phần không mấy khả quan trên của thị trường quốc tế, theo Ths. Phan Minh Hòa, để tránh những tác động tiêu cực từ chính sách của Fed gây ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần chủ động liên tục theo dõi những biến động tỷ giá và cập nhật về tình hình lạm phát, lãi suất, dịch Covid-19, chiến sự Nga - Ukraine... Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và đa dạng hóa, lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi, giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD.

Vị chuyên gia của Đại học RMIT cho rằng, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP), đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu được kế hoạch hóa một cách khoa học. Còn về lâu dài, việc gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tạo sự khác biệt cho sản phẩm luôn luôn là điều doanh nghiệp cần hướng tới.

“Đối với các công ty nhập khẩu, việc tối đa hóa nguồn lực nội địa, tìm kiếm các đối tác thay thế, đặc biệt từ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ giúp giảm bớt chi phí. Đây là bài toán khó đã đặt ra cho doanh nghiệp từ trong đại dịch” - Ths. Phan Minh Hòa nhấn mạnh.

分享到: