【kết quả trận israel】Cân nhắc đầu tư, tránh sức ép cho ngân sách
Địa phương trăn trở, dự án dang dở vì thiếu vốn
ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) và nhiều ĐB lo lắng đầu tư công còn dàn trải. “Khi đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công thì cụm từ "đầu tư dàn trải" dường như quen thuộc. Mặc dù đến ngày hôm nay đã có bước tiến mới nhưng trong báo cáo Chính phủ đã thẳng thắn đề cập, đó là một hạn chế lớn cần phải vượt qua” - ĐB Vũ Thị Lưu Mai nói.
ĐB phân tích qua các con số: "Tổng mức đầu tư sau giai đoạn 2016 - 2020 là 2 triệu tỷ đồng, với số dự án không nhỏ là 9.620 dự án. Hiện nay ở nhiều địa phương số lượng các dự án dở dang thiếu vốn rất lớn, đó cũng là nỗi trăn trở của nhiều địa phương. Đặc biệt đối với nguồn trái phiếu chính phủ 64 tỉnh thành phố, mỗi tỉnh thành phố được phân bổ một dự án trong số 260 nghìn tỷ đồng...”.
“Hiếm ở quốc gia nào có phương pháp phân bổ mỗi tỉnh, thành phố có một dự án” - nữ ĐB đoàn Hà Nội bình luận.
“Nói có sách, mách có chứng”, ĐB Vũ Thị Lưu Mai nêu: Tại Úc, trong năm 2018 kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ tập trung cho 4 dự án lớn. Tại Hàn Quốc, trong số 20 dự án cao tốc có tới 15 dự án được đầu tư bởi các thành phần kinh tế tư nhân.
ĐB cũng chia sẻ với nhu cầu hiện nay của các địa phương, bởi “những mong muốn của địa phương là hoàn toàn chính đáng”. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực khó khăn, nợ công vẫn ở mức cao, bội chi lớn, lãi suất ngày một tăng, bắt buộc phải có sự lựa chọn theo hướng tập trung, tránh dàn trải.
“Công bằng là nguyên tắc quan trọng đã được đề cập ở hầu hết các nghị quyết về phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa chỉ một số các dự án, một số địa phương được chú trọng mà thực sự cần có một trật tự ưu tiên phù hợp” - ĐB đề nghị.
ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng, hiện nay với nguồn ngân sách có hạn, chúng ta cần phải tập trung đầu tư, tránh hiện tượng dàn trải, đầu tư vào các dự án hiệu quả thấp.
“Tôi đề nghị cần rà soát lại danh mục đầu tư dự án, đặc biệt đối với các dự án điều chỉnh lại quy mô, dự án đã được cấp vốn hay các dự án đã hoàn thành nhưng vẫn chưa đưa vào danh mục dự án đầu tư. Các dự án kiểu này phải được rà soát, cân nhắc kỹ trước khi đưa vào danh mục dự án đầu tư công trong giai đoạn tới” - ĐB đề nghị.
Cùng với việc bố trí vốn cho các dự án, công tác giải ngân vốn chậm cũng được nhiều ĐBQH quan tâm. Theo ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), trong 3 năm qua việc giải ngân vốn đầu tư công luôn được đánh giá là tỷ lệ giải ngân năm sau cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cả 3 năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đều không đạt dự toán và không đạt so với nghị quyết của Quốc hội.
“Đặc biệt, với nguồn vốn trái phiếu chính phủ, giai đoạn 2016 - 2018 mới giao kế hoạch vốn được 45,7% và giải ngân được 22%. Như vậy, việc giao kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ rất chậm và đạt tỷ lệ thấp, qua số liệu trên cho thấy việc giao kế hoạch chậm và giải ngân không đạt yêu cầu đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội... Đề nghị cần phân tích rõ nguyên nhân việc giao kế hoạch vốn chậm và giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch” - ĐB Trần Văn Tiến nói.
ĐB đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương rà soát lại những hạn chế, bất cập liên quan đến đầu tư công để xem xét sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục tình trạng như hiện nay.
Cương quyết dừng dự án kém hiệu quả
ĐB Phạm Tất Thắng tính toán, bình quân 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, mỗi năm phải bố trí ngân sách trung ương khoảng 237.000 tỷ đồng. Đây là mức vốn cân đối khó khăn, do đó ĐB đề nghị Chính phủ rà soát, tập trung dồn lực đầu tư hiệu quả ngay, hạn chế việc đầu tư dàn trải.
“Với nguồn ngân sách hạn chế hiện nay, chúng ta phải cân nhắc trong đầu tư, tránh tạo sức ép cho ngân sách. Chính phủ cần có biện pháp cân đối để đảm bảo về nguồn vốn đối ứng” - ĐB Phạm Tất Thắng nói. Theo ĐB, đối với một số dự án, đề nghị Chính phủ không đứng ra bảo lãnh khi chưa bố trí đủ vốn đối ứng, hạn chế việc tạo thêm gánh nặng cho nợ công.
Hiện có rất nhiều dự án đang dang dở. Nhiều dự án đầu tư với số vốn khá lớn nhưng hiệu quả hoạt động dự án lại thấp, thậm chí nhiều dự án không đi vào hoạt động. Đối với các dự án này, ĐB đề nghị rà soát cẩn trọng, dự án nào có khả năng phát huy kết quả sau khi hoàn thành, cần đầu tư thêm thì tiếp tục đầu tư. Dự án nào khả năng đem lại hiệu quả thấp, cương quyết dừng, tránh để lãng phí nguồn lực.
Cũng với tinh thần như vậy, ĐB Vũ Thị Lưu Mai đề nghị “cương quyết thay đổi cách phân bổ nguồn lực”. Việc đề xuất dự án cần có sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong cùng một khu vực vì lợi ích chung để khắc phục tình trạng có quá nhiều dự án nhỏ lẻ nhưng lại thiếu những dự án có quy mô lớn mang tính lan tỏa vùng miền. Bên cạnh đó, chú trọng công tác quy hoạch, bởi vì “một quy hoạch kém sẽ cho ra đời những dự án dàn trải, thấp hiệu quả”.
Nhiều ĐB cũng đặc biệt lưu tâm đến hiệu quả đầu tư hay còn gọi là “kết quả đầu ra của các dự án”. “Trong nhiều năm qua khâu phân bổ nguồn lực đã được chú trọng, song khâu đánh giá hiệu quả sau đầu tư chưa thực sự được quan tâm. Để khắc phục tình trạng này cần hoàn chỉnh sớm bộ tiêu chí về đánh giá hiệu quả đầu ra theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế; ngay từ khi lựa chọn dự án cần làm rõ kết quả đầu ra tương xứng với nguồn lực được đầu tư và có cơ chế tăng cường trách nhiệm giải trình trong hoạt động giám sát…” - ĐB Vũ Thị Lưu Mai kiến nghị.
Ở một góc độ khác, ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) phân tích, theo các phương án của Chính phủ, các dự án đã được ghi tên và mức vốn cụ thể trong kế hoạch trung hạn, phần ngân sách trung ương phải cắt giảm khoảng 60.000 tỷ đồng. Nếu sử dụng tiếp dự phòng các dự án này phải cắt giảm sâu hơn khoảng 150.000 tỷ đồng dẫn đến các dự án bị chậm tiến độ, dàn trải.
Theo ĐB Hoàng Quang Hàm, nếu Chính phủ vẫn giữ khả năng cân đối nguồn như đang trình thì phải rà soát các dự án đã ghi tên, mức tiền để cắt, giảm kế hoạch trung hạn đã giao cho các dự án không thể giải ngân hết vốn hoặc dự án mức độ cấp thiết ít nhất. Đồng thời, Chính phủ sử dụng kế hoạch cắt giảm đó để bù cho các dự án đang triển khai bị thiếu nguồn, dành một phần để lập quy hoạch triển khai các dự án cấp bách và chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, có thể chấp nhận một số dự án bị đình hoãn và không sử dụng dự phòng, “vì có phân bổ dự phòng cũng là cam kết, không có tiền thực, làm lớn thêm số tiền ghi vào trung hạn cho các bộ, ngành địa phương”.
Phương án thứ hai, ĐB Hoàng Quang Hàm đề xuất, nếu Chính phủ nhất thiết phải thực hiện phân bổ theo phương án đang trình, thì phải cân đối thêm nguồn bằng cách xin Quốc hội cho sử dụng tăng thu ngân sách trung ương 2019 - 2020 nếu có, báo cáo cấp có thẩm quyền và trình Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cổ phần thoái vốn đang dư tại Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp./.
Minh Anh
相关文章
Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
Chiều 19/9, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội phát đi thông tin x2025-01-10Nuôi cừu trong trang trại điện mặt trời, điều bất ngờ xảy ra
Theo một nghiên cứu, nuôi cừu trong các trang trại điện mặt trời tại Úc cho len chất lượng cao hơn.T2025-01-10BIDV triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong tài trợ thương mại
(VTC News) - Mới đây, BIDV đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài2025-01-10- (VTC News) - Nông nghiệp là nguồn phát thải khí mê-tan (CH4) lớn thứ hai trên thế giới, chiếm 40% lư2025-01-10
Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
Ngày 23/8, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phối hợp với Công an xã Lon2025-01-10Sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới
(VTC News) - Tại nhiều thời điểm, chất lượng không khí Thủ đô ghi nhận ở mức xấu, chỉ số ô nhiễm qua2025-01-10
最新评论