【bảng xếp hạng new zealand】Việt Nam có 3 thương vụ IPO huy động hơn 7 triệu USD tính đến tháng 11/2023
TheệtNamcóthươngvụIPOhuyđộnghơntriệuUSDtínhđếnthábảng xếp hạng new zealando số liệu từ Deloitte (tính đến ngày 15/11/2023), các công ty ở Đông Nam Á đã huy động được khoảng 5,5 tỷ USD thông qua các thương vụ IPO từ đầu năm 2023 đến nay. Mặc dù, số lượng thương vụ IPO tương đối ổn định, nhưng tổng số vốn IPO huy động giảm so với mức 7,6 tỷ USD huy động trong cả năm 2022.
Số lượng các công ty niêm yết trên sàn giao dịch thứ cấp của các thị trường chứng khoán Đông Nam Á có xu hướng ngày càng tăng. Sàn thứ cấp tại các thị trường chứng khoán chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức tăng trưởng cao và việc niêm yết trên các sàn thứ cấp này có thể được xem là bàn đạp để giao dịch trên các sàn giao dịch chính bởi các công ty có nguyện vọng IPO.
Ngành năng lượng, tài nguyên và công nghiệp và ngành hàng tiêu dùng là 2 trong số những ngành hàng sôi động nhất trên thị trường trong năm nay. Danh sách năm nay chỉ ra xu hướng IPO các công ty liên kết với thị trường xe điện, bao gồm khai thác mỏ và các lĩnh vực phụ trợ liên quan, cùng với các công ty năng lượng tái tạo.
3 thương vụ IPO huy động được hơn 7 triệu USD của Việt Nam |
Việt Nam chỉ có 3 thương vụ IPO huy động được 7,11 triệu USD trong hơn 10 tháng của năm 2023. Số lượng IPO thấp chủ yếu là do quy trình phê duyệt IPO và niêm yết được thắt chặt. Đồng thời, lượng vốn rút ròng của các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn do các yếu tố toàn cầu và tại các quốc gia ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường trong năm 2023.
Những điều kiện bất lợi này, cùng với diễn biến giảm điểm của VN-Index kể từ nửa đầu năm 2022 đã khiến những công ty có mong muốn IPO phải trì hoãn kế hoạch và chờ thời điểm thích hợp để thực hiện.
Ông Bùi Văn Trịnh - lãnh đạo phụ trách dịch vụ đảm bảo (Deloitte Việt Nam) cho biết: “Mặc dù các chỉ số chứng khoán của Việt Nam đã phục hồi vào cuối năm 2023 nhưng vẫn cách xa so với mức đỉnh năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế và nhiều chủ trương nhằm nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào năm 2024”.
Chia sẻ về triển vọng của thị trường từ nay đến năm 2024, bà Tay Hwee Ling - lãnh đạo phụ trách dịch vụ IPO thị trường Đông Nam Á và Singapore của Deloitte nhận xét: “Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ngày càng thách thức, nhiều sàn giao dịch chứng khoán đang phải đối mặt với xu hướng các công ty địa phương ở Đông Nam Á muốn niêm yết trên các thị trường lớn ở nước ngoài để tiếp cận thị trường vốn và đông đảo các nhà đầu tư, hoặc nơi họ nhận thấy họ có thể đảm bảo mức định giá tốt nhất. Đối với một số công ty, việc niêm yết tại Mỹ rất hấp dẫn do Mỹ có cộng đồng lớn các nhà đầu tư và tính thanh khoản cao hơn. Các công ty có thể cũng chọn niêm yết tại các khu vực khác giúp họ tiếp cận tốt hơn với các thị trường mục tiêu chính”.
Theo Deloitte, các công ty Đông Nam Á đang phát triển mạnh và có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ trong nước để thực hiện IPO xuyên biên giới. Các sàn giao dịch chứng khoán trên toàn cầu cũng chú ý nhiều hơn đến các công ty tại Đông Nam Á và thiết lập những chủ trương mới hoặc cải tiến các chủ trương hiện có để nâng cao tính hấp dẫn, từ đó mở cửa thu hút các doanh nghiệp tăng trưởng cao này. |
相关推荐
- Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- Giá tiêu hôm nay 16/7: Giá chững, nguồn cung tiêu đang giảm dần
- Thị trường trà, cà phê, bánh ngọt tại Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng
- Giá lúa gạo hôm nay 20/7: Giá gạo giảm 50 – 150 đồng/kg
- Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- Thị trường trong nước xuất hiện nhiều gam màu tươi sáng
- Nhập lậu cả chó Ngao cảnh
- 5 sản phẩm làm đẹp nên tránh khi đang mang thai