【rb của real】Vốn ngoại đổ vào nhiều tỉnh Đông Nam bộ ngay từ đầu năm

  发布时间:2025-01-25 18:10:16   作者:玩站小弟   我要评论
Rốt ráo giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu nămKho bạc kiểm soát chi vốn ngân sách nhà nước an toà rb của real。
Rốt ráo giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
Kho bạc kiểm soát chi vốn ngân sách nhà nước an toàn,ốnngoạiđổvàonhiềutỉnhĐôngNambộngaytừđầunărb của real hiệu quả ngay từ đầu năm
TPHCM: Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngay từ đầu năm
Tháng 1/2023: Singapore là quốc gia đổ nhiều vốn vào Việt Nam nhất
Hoạt động sản xuất tại nhà máy của Công ty TNHH Panasonic Life Solutions Việt Nam (Bình Dương). Ảnh : TL
Hoạt động sản xuất tại nhà máy của Công ty TNHH Panasonic Life Solutions Việt Nam (Bình Dương). Ảnh : TL

Tiếp tục là điểm đến hấp dẫn

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH & ĐT), tháng 1/2023, cả nước thu hút vốn đầu tư FDI được gần 1,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư FDI đã rót vốn vào 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, dẫn đầu là tỉnh Bắc Giang với tổng vốn đăng ký gần 792 triệu USD, thứ hai là TPHCM và thứ ba là Đồng Nai, tiếp đến Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Trong đó, tại TPHCM, trong tháng đầu năm 2023, trên địa bàn đã có 50 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 86,86 triệu USD. Có 20 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt gần 37,51 triệu USD. Ngoài ra, còn có 139 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 54,68 triệu USD. Tính chung, tổng vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp đạt hơn 179,04 triệu USD, tăng gần 74% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2022.

Tương tự, Đồng Nai cũng có khởi đầu ấn tượng khi thu hút dòng vốn ngoại tiếp tục giữ ở vị trí top đầu với gần 245 triệu USD trong tháng 1/2023, chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp. Trong đó, cấp mới 8 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 45 triệu USD và 10 dự án tăng vốn thêm gần 200 triệu USD. Các dự án đầu tư mới, tăng vốn đa số của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn Đồng Nai có nhiều dự án đang mời gọi nhà đầu tư FDI tham gia với tổng vốn đầu tư lên đến gần 10 tỷ USD. Trong đó, riêng lĩnh vực hạ tầng giao thông, thoát nước hơn 6 tỷ USD, du lịch trên 1 tỷ USD. Còn lại là hạ tầng các KCN, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại dịch vụ, logistics, bất động sản cần nguồn vốn lớn để triển khai các dự án.

Tại Bình Dương, trong tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã thu hút vốn đầu tư FDI đạt 0,8 triệu USD Trong đó số dự án điều chỉnh tăng vốn là một dự án với tổng số vốn 0,6 triệu USD và 2 dự án góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký tăng 0,2 triệu USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.086 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 39,7 tỷ USD. Trong đó, các KCN có 2.638 dự án với tổng vốn 27,6 tỷ USD, ngoài KCN có 1.448 dự án với tổng vốn 12,1 tỷ USD.

Việc các nhà đầu tư liên tục “đổ bộ” tìm hiểu cơ hội đầu tư ngay từ đầu năm 2023 cho thấy, vùng Đông Nam bộ vẫn là điểm đến hấp dẫn.

Cải thiện môi trường đầu tư để đón “đại bàng”

Nhận định về khả năng thu hút đầu tư của các tỉnh miền Đông Nam bộ, ông Watanabe Nobuhiro, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM cho biết, thời gian tới, khi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3, Vành đai 4 được xây dựng, hạ tầng kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ thông suốt. Khi đó sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các tỉnh Đông Nam bộ sẽ còn cao hơn nữa.

Tuy có khởi đầu ấn tượng và nhiều cơ hội thu hút vốn ngoại nhưng theo các chuyên gia, năm 2023 dự báo còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trong nước và FDI. Trong đó, những vướng mắc liên quan đến thủ tục, đất đai chưa được tháo gỡ cũng sẽ cản đường các doanh nghiệp FDI đang định đầu tư vào khu vực này.

Trước bối cảnh đó, nhằm tạo sức hút mới về đầu tư FDI trong năm 2023, nhiều tỉnh vùng Đông Nam bộ đang tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng, mở rộng KCN, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực xây dựng, theo hướng hiện đại, đồng bộ để đón đầu cơ hội thu hút dòng vốn chất lượng, xanh và thông minh hơn.

Về định hướng thu hút đầu tư FDI, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở KH & ĐT TPHCM cho biết, TPHCM xác định chiến lược trong thời gian tới không chỉ dừng lại ở việc thu hút đầu tư FDI trực tiếp vào thành phố mà sẽ tập trung thu hút các chuỗi cung ứng vào vùng, khu vực trong đó TPHCM là nơi đặt những phần quan trọng của chuỗi cung ứng như: Trụ sở chính, trung tâm R&D, trung tâm logistics, trung tâm đào tạo, trung tâm kết nối, hỗ trợ… và hoạt động sản xuất trực tiếp thực hiện tại các địa phương lân cận.

Tại Bình Dương, Khu công nghiệp VSIP III với diện tích 1.000 ha, đang được đầu tư thành KCN xanh. Ngay sau khi đầu tư KCN này, Bình Dương đã thu hút được dự án của Tập đoàn LEGO với số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD. Ngoài ra, tỉnh đang đầu tư KCN Cây Trường, diện tích 1.000 ha và KCN Rạch Bắp.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương tại cuộc họp mới đây cho biết, để đón dòng vốn FDI chất lượng cao, Bình Dương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI hiện hữu phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Bình Dương kiên định hợp tác đầu tư có chọn lọc để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch, thân thiện môi trường, kêu gọi các dự án có quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng Nai đang phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh việc hoàn tất thủ tục thành lập 8 KCN mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với hơn 7.000 ha đất công nghiệp để mời gọi đầu tư. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lên kế hoạch từ nay tới năm 2030 sẽ mở rộng thêm 8 KCN với quỹ đất hơn 8.000 ha để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Cùng với mở rộng KCN, năm 2023, các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Theo đó, tại TPHCM sẽ thành lập lại cơ chế một cửa ở khu công nghiệp để tránh tình trạng nhà đầu tư phải đi “nhiều cửa”, đồng thời cho doanh nghiệp đánh giá năng lực điều hành của các sở, ngành. Tại Bình Dương thực hiện tất cả các thủ tục trực tuyến liên quan đến doanh nghiệp từ năm 2023. Tương tự, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, trong đó các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp luôn được giải quyết nhanh chóng.

相关文章

最新评论