【bảng xếp hạng giải nga】Đơn đặt hàng xuất khẩu tăng nhanh
Ngày 1/8,Đơnđặthàngxuấtkhẩutăbảng xếp hạng giải nga Nikkei công bố Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam– một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất. Theo đó, chỉ số PMI đã giảm nhẹ từ mức 55,7 điểm của tháng 6 còn 54,9 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn là một trong những mức tăng cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011. Với kết quả đó, Việt Nam vẫn đứng đầu bảng xếp hạng PMI ngành sản xuất ASEAN.
Chỉ số PMI Việt Nam được xây dựng trên cơ sở dữ liệu thu thập hàng tháng từ các bảng trả lời câu hỏi khảo sát của các nhà quản trị mua hàng ở hơn 400 doanh nghiệp công nghiệp.
Nhóm thành viên tham gia khảo sát được phân loại theo GDP và số lượng nhân công của công ty.
Lĩnh vực sản xuất được chia thành 8 ngành chính: Kim loại cơ bản, hóa chất và nhựa, điện tử và quang học, thực phẩm và đồ uống, cơ khí chế tạo, dệt may, gỗ và giấy, vận tải.
Trong khi đó, Chỉ số PMI ASEAN được tổng hợp dựa trên dữ liệu khảo sát thu thập từ khoảng 2.100 công ty sản xuất tại các nước Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippine, Thái lan và Việt Nam. Tổng hợp lại, những quốc gia này chiếm tới khoảng 98% hoạt động sản xuất của ASEAN.
Theo báo cáo của Nikkei, số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất tiếp tục tăng với mức độ đáng kể trong tháng 7, với tốc độ tăng chỉ yếu hơn một chút so với mức trong tháng 6. Những người trả lời khảo sát cho biết số lượng đơn đặt hàng mới tăng phù hợp với mức tăng của nhu cầu khách hàng.
Trong khi đó, tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã nhanh hơn trong tháng 7 và chỉ chậm hơn một chút so với mức kỷ lục được ghi nhận trong tháng 5.
Các công ty đã đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng bằng cách tiếp tục tăng sản lượng trong kỳ khảo sát mới nhất. Mức độ tăng giá vẫn mạnh mặc dù đã chậm lại so với tháng trước. Tất cả ba lĩnh vực thị trường khảo sát đều có sản lượng tăng, đứng đầu là lĩnh vực hàng hóa trung gian.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn cao vào đầu quý 3 và các thành viên nhóm khảo sát cho rằng giá cao là do tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Việc chuyển gánh nặng chi phí tăng sang cho khách hàng đã làm giá cả đầu ra tiếp tục tăng, với tốc độ tăng chỉ thay đổi một chút so với tháng 6.
Những dự báo về số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong 12 tháng tới đã làm tăng mức độ lạc quan về tăng sản lượng. Mức độ lạc quan trong kinh doanh đã tăng so với tháng trước khi có gần 51% số người trả lời khảo sát dự báo tăng sản lượng.
Chỉ số PMI lĩnh vực Sản xuất ASEAN đã giảm từ 51 điểm của tháng 6 xuống còn 50,4 điểm trong tháng 7. Kết quả cho thấy lĩnh vực sản xuất của ASEAN đã mất đà tăng trưởng trong tháng 7. Hơn nữa, mức độ lạc quan về sản lượng trong dài hạn tiếp tục giảm, từ đó tạo tình trạng lo lắng trong khu vực khi bước sang nửa sau của năm 2018. |
相关文章
Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
Đèo Bảo Lộc mưa, cây ngã xuống đường. Ảnh: A.T.Ngày 30/7, do ảnh hưởng củ2025-01-13Gấp rút triển khai xuất cấp gạo hỗ trợ học sinh trong năm học mới
Chính sách hỗ trợ học sinh của Chính phủ đã tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yên tâ2025-01-13Dự báo thời tiết 26/5: Chấm dứt nắng nóng ở cả Bắc và Trung Bộ
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối và đêm2025-01-13Gấp rút triển khai xuất cấp gạo hỗ trợ 24 tỉnh, thành bị ảnh hưởng dịch Covid
Tổng cục DTNN yêu cầu các Cục DTNN khu vực tiến hành xuất cấp đủ số lượng, đáp ứng tiến độ. Ảnh: Đức2025-01-13Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
Ban Quản lý Dự án Thăng Long vừa có báo cáo Bộ GTVT về sự cố ngập2025-01-13Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hóa địa phương tại huyện Quốc Oai
Một năm sôi động và hiệu quả của xúc tiến thương mại Đà Nẵng: Tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến thươn2025-01-13
最新评论