【số liệu thống kê về empoli gặp napoli】“Đỏ mắt” tìm chiến lược toàn diện phát triển thương mại trong nước

[Cúp C2] 时间:2025-01-11 00:52:35 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:118次

do mat tim chien luoc toan dien phat trien thuong mai trong nuoc

Quan điểm phát triển TMTN thời gian tới là phải dựa trên nền tảng thị trường và tôn trọng quy tắc thị trường Ảnh: Nguyễn Thanh

Thiếu vắng chiến lược tổng thể

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Trong những năm qua,Đỏmắttìmchiếnlượctoàndiệnpháttriểnthươngmạitrongnướsố liệu thống kê về empoli gặp napoli TMTN tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa cho nhân dân và góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2006-2018, mặc dù đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn chế nhưng đóng góp bình quân của TMTN trong GDP đều đạt mức trên 10%/năm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 12-13% tổng lao động xã hội. Tính chung từ năm 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa luôn cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP trong cùng thời kỳ…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh: Đến nay có thể nói, Việt Nam vẫn đang thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững. Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển TMTN giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hiện nay, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về nội dung Dự thảo này.

Ông Phạm Đình Đoàn - Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái:
Trong thời đại thay đổi nhanh hiện nay, Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 rất khó. Bộ Công Thương phải quan tâm đến vấn đề quy hoạch, không cần biết DN trong hay ngoài nước nhưng phải làm theo quy hoạch.
Tôi là thành viên một số chuỗi siêu thị, họ chấp nhận ngay bán hàng Việt Nam. Không phải DN nước ngoài bán toàn hàng nước ngoài. DN bán những gì người tiêu dùng thích. Sản xuất cũng vậy. DN Việt Nam sản xuất hàng không tốt thì không đưa vào được vào siêu thị. Các nước quy hoạch rất rõ, ví dụ không thể để tình trạng cây xăng mọc cạnh nhau, quân ta đánh quân mình. Về mặt chính sách, trước đây chúng tôi đã tham gia đề xuất nhiều nhưng chính sách đưa ra DN triển khai khá khó khăn, nhiều thứ không khả thi, không đưa vào thực tế. Bởi vậy, kế hoạch xây dựng phải có tính khả thi”.

Liên quan tới việc xây dựng Dự thảo Chiến lược, ông Trần Duy Đông-Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Bản chất thương mại đang thay đổi nhanh với sự xuất hiện của các hình thức thương mại mới, mô hình bán lẻ, sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0; sự hình thành các chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, chủ nghĩa bảo hộ có dấu hiệu trở lại, tính bất định của kinh tế thế giới gia tăng. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo thêm sức ép cạnh tranh cho các DN trong ngành. Những biến động này đang có nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp tới TMTN. Do đó, Việt Nam rất cần có chiến lược mới trong phát triển TMTN để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nước thông qua việc kết nối các nhà sản xuất với các kênh phân phối, kết nối khu vực nông thôn với khu vực thành thị, đẩy mạnh liên kết chuỗi sản phẩm…

“Quan điểm phát triển TMTN trong thời gian tới là phát triển TMTN phải dựa trên nền tảng thị trường và tôn trọng quy tắc thị trường. Nhà nước chỉ tham gia vào các lĩnh vực, ngành, sản phẩm mà tư nhân không làm, hoặc không có khả năng tham gia. Quản lý nhà nước về TMTN tập trung vào giữ trật tự thị trường, bình ổn thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường...”, ông Đông nói.

Về mục tiêu cụ thể đặt ra, ông Đông cho biết thêm: Giai đoạn từ nay tới năm 2020, GDP lĩnh vực thương mại chiếm 9,61% tổng GDP của cả nước; tốc độ tăng bình quân của ngành đạt khoảng 12,6 %/năm. Đến năm 2020, mức bản lẻ hàng hóa của khu vực khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 95% tổng mức bán lẻ thương mại hóa của cả nước khu vực FDI chiếm khoảng 5%. Bên cạnh đó, hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn sớm được hoàn thiện phù hợp với nhu cầu của người dân…

Kích thích sản xuất đi lên

Đánh giá về nội dung Dự thảo Chiến lược, theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Mục tiêu của Việt Nam đặt ra trong thời gian tới cơ bản là số lượng thương mại tăng lên. Tuy nhiên, phần quyết định phải là đẳng cấp, nghĩa là giá trị gia tăng. “Chúng ta nên có phần dự báo về các xu hướng thay đổi về mặt cơ cấu cung và cơ cấu cầu. Chắc chắn tới đây điều này sẽ thay đổi, có liên quan tới sản xuất trong nước. Việt Nam không thể NK hàng Trung Quốc nhiều như hiện nay được. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử với thanh toán điện tử, hạ tầng thay đổi, phương thức thay đổi, việc làm, thu nhập thay đổi… thì quản lý cũng phải thay đổi”, chuyên gia Trần Đình Thiên nói.

Theo PGS.TS Đào Văn Hùng-Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Mọi thứ hiện nay thay đổi nhanh. Tập đoàn bán lẻ lớn như Alibaba lại không hề có cửa hàng hay có hãng taxi lớn lại không hề có chiếc xe nào. Một trong những sự thay đổi nữa là công nghệ thanh toán, fintech (thanh toán di động). Vì vậy, chiến lược đưa ra cũng phải tiên đoán hoặc dự đoán được sự tác động của công nghệ đến chính sách. “Dù chiến lược có đề cập nhưng không rõ. Tôi cảm giác, chưa có sự lo lắng thực sự của sự thay đổi của công nghệ đến chiến lược này. Ngoài ra, chiến lược cũng nên đề cập đến những nguy cơ cạnh tranh về sản xuất, thương mại của DN bán lẻ nước ngoài để có cảnh báo sau này. Thực tế là những DN bán lẻ nước ngoài đang lất án, mở rộng thị trường. Do cam kết mở rộng thị trường hiện nay nên các FTA vừa là cơ hội vừa là thách thức. Ta mở cửa cho họ và họ mở cho ta, sức ép cạnh tranh rất nhiều”, TS. Đào Văn Hùng nói.

Liên quan tới TMTN, theo TS. Đào Văn Hùng, điểm cần làm rõ thêm còn là đánh giá về chất lượng lao động ngành thương mại trên góc độ chuyên nghiệp, chuyên môn. Hiện nay, tính chuyên nghiệp trong lao động thương mại so với những sự thay đổi còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, chiến lược cũng cần bổ sung thêm về công tác cải thiện nâng cấp chợ truyền thống, nguồn vốn phân bổ ngân sách Trung ương và địa phương cho mục tiêu này. Việt Nam không thể bỏ chợ truyền thống vì tính tiện dụng. Trong chiến lược đã có đề cập tới nhưng việc huy động phân bổ ngân sách chưa thực sự rõ ràng.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接