【kqbd vdqg na uy】Báo động bệnh dại diễn biến phức tạp
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 10:42:25 评论数:
Số người tử vong vì bệnh dại tăng cao
Theđộngbệnhdạidiễnbiếnphứctạkqbd vdqg na uyo thông tin của ngành chức năng, năm 2016, 2017, toàn tỉnh chỉ có 1-2 người chết vì bệnh dại, thì năm nay đã tăng lên 4. Tại huyện Bù Đăng từ năm 2015-2018 có 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, riêng năm 2018 có 3 trường hợp tử vong ở các xã Thọ Sơn, Đường 10, Bình Minh. Đến nay, toàn huyện có 5/16 xã, thị trấn có trường hợp tử vong do bệnh dại. Huyện đã ban hành kế hoạch phòng chống bệnh dại ở động vật, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tiêm phòng bệnh dại tại trung tâm. Theo thống kê, toàn huyện có 25.577 con chó, trong đó có 6.490 con do đồng bào dân tộc thiểu số nuôi. Năm 2018, kế hoạch huyện dự kiến tiêm miễn phí cho 3.890 con chó do đồng bào nuôi. Ông Lê Văn Hà, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đăng cho biết: Do kinh phí hạn chế nên năm 2018 huyện chỉ cấp kinh phí tiêm phòng cho đàn chó do đồng bào dân tộc thiểu số nuôi. Tuy nhiên năm 2018, trước tình hình bệnh dại ở Bù Đăng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nên tỉnh hỗ trợ thêm. Vì vậy, huyện đã tiêm được 5.500 liều miễn phí cho đàn chó do người dân tộc thiểu số nuôi. Đàn chó do người Kinh nuôi nhiều năm nay huyện tổ chức tiêm dịch vụ nhưng cũng chỉ đạt 30% tổng đàn chó. Đồng thời trong năm 2018, trung tâm đã in 16.000 tờ rơi về bệnh dại, cấp cho 16 xã, thị trấn mỗi đơn vị 1.000 tờ rơi. Tuy nhiên do đồng bào nuôi chó rất nhiều, đặc biệt có nhà nuôi đến 7 con và rất khó bắt để tiêm. Sau sáp nhập, hiện trung tâm có 2 biên chế nên không thể đảm đương khối lượng công việc, vì vậy kế hoạch rất khó hoàn thành.
Người dân đến tiêm phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng
Chia sẻ về những khó khăn trong phòng, chống bệnh dại trên địa bàn huyện, bác sĩ Lê Hữu Hòa, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng cho biết: Tuy đã tăng cường tuyên truyền nhưng công tác truyền thông có nơi không đến được với những đối tượng mục tiêu (dân ở vườn rẫy, sống thưa thớt...), thậm chí nhiều người không quan tâm. Bệnh nhân tử vong bởi chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại nên không đi tiêm phòng. Mặt khác, rất khó quản lý đàn chó bởi người dân có thói quen thả chó chạy rông nên không có thông tin về nguồn gốc ổ dịch, khó xử lý chó bị phơi nhiễm với bệnh dại nên hạn chế ngăn chặn nguồn lây triệt để, dẫn đến có khả năng vi-rút dại vẫn lưu hành trên đàn chó ở địa phương. Hầu hết các trạm không có cán bộ chuyên trách về bệnh dại mà chỉ kiêm nhiệm.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh
Hiện nay, vi-rút dại lưu hành trên đàn chó tại thôn 5, xã Đường 10 và thôn 3, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng nhưng số lượng đàn chó được tiêm phòng ở 2 xã này theo kế hoạch rất hạn chế. Bác sĩ Bùi Công Quyền, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Bình Minh cho biết: Trường hợp tử vong mới nhất trên địa bàn xã vào ngày 28-11-2018, trạm đã tham mưu UBND ban hành kế hoạch nhưng vẫn chưa có giải pháp cụ thể, khả quan. Trong khi đó, một số người dân trên địa bàn xã vẫn không quan tâm đến bệnh dại. Ngay cả người nhà của trường hợp tử vong cũng bị chó cắn nhưng đến khi nhà có người chết vì bệnh dại mới đi tiêm phòng.
Ông Phan Công Hùng, Khoa Kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh (Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, đối với bệnh dại, ngành y tế chỉ giải quyết được “phần ngọn”. Vì vậy, ngành thú y phải quản lý được đàn chó, kịp thời khoanh vùng xử lý ổ dịch triệt để tại nơi có trường hợp tử vong do bệnh dại và tiêm phòng cho 100% đàn chó, nhất là ở những nơi vi-rút dại lưu hành như xã Bình Minh và Đường 10. Tuyên truyền vận động người dân khi bị chó cắn phải đến ngay cơ sở y tế tiêm phòng kịp thời và đầy đủ, không tự ý đến thầy lang khám, chữa bệnh. Vì vậy, trước mắt Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tham mưu UBND huyện tổ chức chiến dịch truyền thông lưu động tiêm phòng cho 100% đàn chó tại thôn, xã có trường hợp tử vong do bệnh dại. Đề nghị các cấp hỗ trợ kinh phí tiêm phòng bệnh dại cho 100% đàn chó ở những xã trọng điểm, không phân biệt chó do người Kinh hay hộ dân tộc thiểu số nuôi để đạt trên 85% tổng đàn chó theo kế hoạch đề ra.
Theo thống kê năm 2017, cả nước có hơn 8 triệu con chó, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn nuôi để giữ nhà, giữ vườn, nhưng tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh dại trên tổng đàn chó thấp. Cả nước chỉ có 17 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm phòng đạt hơn 70%; 10 địa phương có tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 50-69%; 36 tỉnh, thành phố đạt dưới 50%, đặc biệt có 8 tỉnh tiêm phòng đạt dưới 10% tổng đàn chó. Bình Phước có tổng đàn chó nuôi khoảng 200 ngàn con và năm 2018 chỉ có khoảng 23 ngàn con chó (hơn 10%) được tiêm phòng. Để đạt mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, hộ dân nuôi chó, mèo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
P.Dung