【kq.nét】Sở Y tế TPHCM: Không thể nói có đợt dịch mới
Sở Y tế TPHCM kiến nghị rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày |
Người dân TPHCM nhận túi thuốc điều trị Covid-19 tại nhà từ nhân viên y tế. Ảnh Hải Yến |
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, cả nước nói chung và TPHCM nói riêng thực hiện theo Nghị quyết 128 – ban hành quy định tạm thời về linh hoạt hiệu quả, kiểm soát phòng chống dịch. Mặc dù, trong những ngày gần đây số ca F0 của thành phố tăng trên 1.000 ca, nhưng TPHCM vẫn đang ở đợt dịch thứ tư và đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp để chiến thắng đại dịch.
Do vậy, bà Mai khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch trong cộng đồng, thực hiện nghiêm biện pháp 5K + vắc xin.
Vừa qua, TPHCM đã có kiến nghị Bộ Y tế cho phép F0 không triệu chứng và tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-1 cách ly điều trị trong 7 ngày dựa trên cơ sở thời gian qua, ghi nhận các trường hợp F0 trên địa bàn TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 thì có trên 81% đều không có triệu chứng, đến ngày thứ 7 và những ngày sau đó đều có kết quả âm tính SARS-CoV-2.
Trong ngày từ 19-21/11, TPHCM có 151 trường hợp tử vong do Covid-19, trong đó ghi nhận 18/31 ca mắc bệnh nền (trên 75% các trường hợp tiêm 1 mũi hoặc chưa tiêm mũi vắc xin nào).
“Có nhiều yếu tố liên quan đến những trường hợp tử vong chưa tiêm vắc xin như việc những trường hợp này thuộc nhóm chống chỉ định, người lớn tuổi ngại tiếp cận vắc xin. Những người mắc nhiều bệnh nền, mà chưa tiêm vắc xin thì khả năng tử vong rất cao”, bà Mai cho biết.
Đối với một số trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn tử vong, bà Mai cho rằng vấn đề này không bất thường khi xét đến yếu tố cộng đồng. Cụ thể, khi số F0 tăng lên, khoảng 15% đến 20% ca mắc có diễn tiến nặng.
Trong số các trường hợp nặng, có 5% trở nên rất nặng, có nguy cơ tử vong. Bởi vậy, ngay cả khi độ phủ vaccine ở mức cao, các ca tử vong do Covid-19 vẫn xuất hiện là điều không tránh khỏi. Để giảm số ca tử vong, chúng ta cần giảm số F0 nhập viện. Để giảm F0 nhập viện, người dân cần nâng cao ý thức cộng đồng, tuân thủ 5K và không lơ là dù đã tiêm đủ liều vắc xin.
Bà Mai cũng cho biết, sáng nay Bộ Y tế đã chuyển 5.000 liều thuốc Molnupiravir cho TPHCM, cộng với 2.000 liều Thành phố còn trong kho để cấp phát cho người dân khi có nhu cầu.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, dịch bệnh Covid-19 tại TPHCM đang ở cấp độ 2. Tại 22 địa phương cấp quận/huyện, 11 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 11 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình) và không có địa phương ở cấp độ 3.
Trong đó, 11 địa phương có dịch ở cấp độ 1 là quận 1, 4, 6, 7, 8, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Củ Chi; 11 địa phương cấp 2 là 3, 5, 10, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè.
Theo thống kê, có 2 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 5 và Phú Nhuận (cấp 1 lên cấp 2); 4 địa bàn giảm cấp độ dịch là quận 11, Bình Thạnh, huyện Củ Chi (từ cấp độ 2 xuống cấp 1) và huyện Cần Giờ (từ cấp 3 xuống cấp 2).
Hiện, TPHCM đã chuẩn bị kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu ICU tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong tình hình dịch ở cấp độ 4. Ngoài ra, toàn địa bàn cũng xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm trong cộng đồng.
Liên quan đến thông tin nhiều trường hợp F0 khi báo địa phương nhưng không được tiếp nhận, cấp thuốc, Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), cho biết đơn vị có ghi nhận tình trạng này. Theo ông Tâm, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là một số trạm y tế địa phương không đủ nhân sự hoặc đường dây nóng hoạt động chưa được thông suốt. Về việc này ngành y tế sẽ chấn chỉnh. Ông Tâm cho biết theo quy trình, nếu người dân phát hiện dương tính sẽ báo cho trung tâm y tế địa phương hoặc trạm y tế lưu động. Trong 24 giờ, trạm y tế cử nhân viên xuống tận nhà người dân kiểm tra, qua đó sẽ có đánh giá tình trạng bệnh cũng như điều kiện cách ly tập trung hay tại nhà. Hiện có một số người dân khi báo không được cấp thuốc nên họ không báo nữa và gây nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, việc không khai báo còn thiệt hại cho gia đình người F0. Ông Tâm đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông quy định cấp phát thuốc để người dân hiểu. Trạm y tế địa phương cần thường xuyên theo dõi lực lượng có đủ đáp ứng, đảm bảo tiếp nhận thông suốt đường dây nóng. |
相关推荐
- Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- Xóm trọ trên nóc nhà tập thể
- Điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Sự thật báo cáo của Mueller
- Trung Quốc kêu gọi đối thoại về cuộc chiến thương mại Mỹ
- Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- Quán nước ô mai gần 40 năm ở Nam Định, khách đi xa cũng nhớ về
- Đặc sản Sa Pa lọt top bánh ngọt nhiều lớp ngon nhất châu Á
- VietNamNet ra mắt chuyên trang Bất động sản