Tổng trị giá giải ngân vốn vay nước ngoài của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm là 1.489,âydựngngaykịchbảnkiểmsoáttừngkhoảnnợtăngthêmvàonợcôkết quả u19 ý hôm nay77 triệu USD đạt 35% kế hoạch cả năm, tập trung vào nguồn từ các nhà tài trợ chính như: Nhật Bản (734 triệu USD); Ngân hàng Thế giới (516 triệu USD); Ngân hàng Phát triển Châu Á (166 triệu USD), Hàn Quốc (26 triệu USD).
Về trả nợ, tổng trả nợ nước ngoài từ NSNN lũy kế đến 20/6/2017 là 840,5 triệu USD, trong đó phần trả nợ cho vay lại 343 triệu USD, đảm bảo đúng hạn theo các cam kết quốc tế.
Bên cạnh việc đàm phán, vay nợ, cơ quan này đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai các công cụ quản lý nợ bền vững thông qua việc Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định số 583/QĐ-TTG phê duyệt Kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017; Quyết định số 544/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018, góp phần tăng cường tính chủ động, tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, tiếp tục tái cơ cấu nợ công, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Ngoài ra, Cục cũng tăng cường công tác kiểm tra giám sát hình hình triển khai, sử dụng vốn vay nhằm giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; chú trọng công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Nhờ vậy trong 6 tháng đầu năm 2017, tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody’s và Fitch đã nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ mức "Ổn định" lên mức "Tích cực". S&P giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức "BB-", triển vọng "Ổn định".
Trong nửa cuối năm 2017, nợ công tiếp tục là vấn đề được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và dư luận xã hội quan tâm, do đó, trách nhiệm giải trình của Bộ Tài chính là rất lớn.
"Bên cạnh việc triển khai tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của lãnh đạo Bộ Tài chính, cần thiết phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ động, minh bạch thông tin, số liệu về nợ công và cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc cải cách công tác quản lý nợ" - ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại nêu.
Việc đánh giá tác động đối với các khoản vay mới lên nợ công, đặc biệt là khả năng trả nợ trong trung và dài hạn là một trong những yêu cầu đặt ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội. Tuy nhiên, do công tác đàm phán, ký kết các khoản vay ODA, vay ưu đãi được thực hiện qua nhiều khâu, phân tán và chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, dẫn đến một số bất cập, khó khăn trong việc kiểm soát các hạn mức vay và trần nợ công.
Do vậy, trong những tháng còn lại của năm, các phòng ban của Cục phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng ngay kịch bản kiểm soát từng khoản nợ tăng thêm vào trong nợ công, vì thực tế còn nhiều khoản nợ sinh ra ngay trong quá trình điều hành.
Đồng thời, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn vay trong và ngoài nước của Chính phủ theo kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ năm 2017 và các hạn mức vay nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công để đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội cho phép. Triển khai thí điểm hệ thống đăng ký khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để đánh giá tác động các khoản vay mới lên nợ công.
Ông Long cũng cho rằng các đơn vị cần tiếp tục bám sát kế hoạch kiểm tra giám sát đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn cấp phát hoặc vốn vay lại, công tác kiểm tra đối với các dự án thuộc nguồn vốn vay lại vốn vay của Chính phủ có trị giá vay lớn hoặc do khối công ty cổ phần hoặc tư nhân thực hiện, để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý theo đúng kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.