Loài trà my Camellia hoaana H. T. Khuong & S. X. Yang,ốloagraveitragravemyquyacutehiếmtạiVườnquốcgiaBugraveGiaMậtỷ lệ kèo 8888 sp. nov là loài trà hoa trắng thuộc chi trà (Camellia) - họ chè (Theaceae) - bộ chè (Theales), được ghi nhận lần đầu tiên tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) của VQG Bù Gia Mập. Cây mọc rải rác dưới tán rừng thường xanh giàu và một số cây được ghi nhận dưới tán rừng hỗn giao gỗ - lồ ô (HG1). Camellia hoaana H. T. Khuong & S. X. Yang, sp. nov, có tên Việt Nam là trà hòa và tên loài được đặt theo tên TS. Vương Đức Hòa (Giám đốc VQG Bù Gia Mập) nhằm vinh danh người đã phát hiện cây và thu mẫu nghiên cứu cũng như nhằm tôn vinh những đóng góp của TS. Vương Đức Hòa trong hoạt động nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng tại VQG Bù Gia Mập nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
Hình đặc điểm nhận dạng trà hòa (Ảnh: Khương Hữu Thắng)
Trà hòa lần đầu tiên được ghi nhận vào tháng 10-2019, ở độ cao 467m (so với mực nước biển) dưới tán rừng thường xanh giàu, thuộc tiểu khu 14, VQG Bù Gia Mập. Từ đó nhóm nghiên cứu thực hiện theo dõi sinh trưởng, phát triển của cây và thu mẫu cành lá, mẫu hoa, mẫu quả… để giải phẫu và phân tích mô tả đặc điểm của loài. Đến tháng 5-2023 hoàn thành mô tả đặc điểm sinh học của loài. Sau đó so sánh với mẫu chuẩn của các loài trà my tương tự, thì thấy có khác biệt rõ rệt và tách ra thành một loài mới riêng biệt (mô tả, so sánh chi tiết tại https://tckh.dlu.edu.vn/index.php/tckhdhdl/article/view/1207/526).
Với việc phát hiện và công bố loài trà hòa tại VQG Bù Gia Mập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quý hiếm và các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng phát triển sinh vật rừng tại VQG Bù Gia Mập. Công bố này là loài trà my thứ hai chỉ duy nhất được phát hiện tại VQG Bù Gia Mập (loài Camellia bugiamapensis công bố năm 2014). Điều này cho thấy VQG Bù Gia Mập là nơi vừa có tính đa dạng sinh học cao vừa có tính đặc thù riêng biệt mà không nơi nào có được. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học ứng dụng sinh vật rừng, phát triển bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng quý hiếm tại VQG Bù Gia Mập đang được quan tâm phát triển, cụ thể trong năm 2023 UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loài trà my tại VQG Bù Gia Mập, đây là cơ hội để VQG Bù Gia Mập nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, cũng như nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật quý hiếm trong khu vực.
Để có được công bố loài trà hòa ra thế giới, nhóm nghiên cứu cảm ơn đến các nhà khoa học trong nước và ngoài nước, các chuyên gia nghiên cứu về chi trà my (Camellia) đã hỗ trợ, giúp đỡ trong việc phản biện khoa học về mô tả, so sánh đặc điểm sinh học loài mới, hướng dẫn phương pháp mô tả và công bố…, cho đến các công việc liên quan để hoàn thành công bố này. Hy vọng, trong thời gian tới các nhà khoa học trong nước và quốc tế tiếp tục hợp tác và giúp đỡ VQG Bù Gia Mập nhiều hơn nữa trong hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản, trong nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt là trong các hoạt động nghiên cứu ứng dụng sinh vật rừng vào phát triển sản phẩm phục vụ xã hội tại địa phương tại VQG Bù Gia Mập. |
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Văn Kết và cs, 2014: Điều tra, sưu tập và nhân giống các loài trà mi ở Lâm Đồng - Đề tài khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng
- Shi-Xiong Yang, Kieu Dinh Thap, Le Trong Hung, Khuong Huu Thang, 2024: Camellia hoaana (Theaceae, Section Corallina), A new species from Bu Gia Mạp National Park in Southern Viet Nam - DA LAT UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE Volume 14, Issue 1, 2024 37-44