【tbn vs scotland】Doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành là ngành có điều kiện
Ý kiến này có vẻ khá lạ trong bối cảnh doanh nghiệp nhiều ngành nghề muốn tháo gỡ hết những ràng buộc về điều kiện kinh doanh để tự do khai sinh, tự do hoạt động.
Tuy nhiên, trong những cuộc họp đóng góp ý kiến để sửa đổi luật Du lịch cũng như hội thảo bàn giải pháp để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều doanh nghiệp cho rằng, muốn mạnh thì doanh nghiệp phải được tự do kinh doanh nhưng cũng phải có ràng buộc để sàng lọc và chế tài những doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng.
Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, cho rằng không nên coi doanh nghiệp lữ hành nói chung và doanh nghiệp lữ hành quốc tế được thành lập như những doanh nghiệp các ngành nghề khác mà nên tiếp tục coi lữ hành là ngành kinh doanh có điều kiện. Thậm chí, với những công ty đăng ký chuyên về một thị trường nào đó còn cần thêm những yêu cầu bắt buộc, chẳng hạn như về số lượng hướng dẫn viên đủ chuẩn để phục vụ cho thị trường đó nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động.
"Cho doanh nghiệp lữ hành được thành lập và hoạt động như những doanh nghiệp khác là không hợp lý. Thực tế đã có nhiều công ty hoạt động chụp giựt, để xảy ra những vụ việc ảnh hưởng đến khách du lịch cũng như hình ảnh du lịch nói chung nên cần có những chế tài, những ràng buộc để hạn chế tình trạng này", ông nói.
Luật hiện hành quy định một số ràng buộc về kinh doanh lữ hành, đặc biệt quy định khá nghiêm với kinh doanh lữ hành quốc tế, như phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, ký quỹ (nhằm để bồi thường cho khách hàng khi gặp sự cố khi đi du lịch và một số vấn đề khác), số lượng hướng dẫn viên có thẻ... Cả nước hiện có 1.555 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tốc độ tăng trung bình 11%/năm.
Việc tháo gỡ điều kiện trong kinh doanh lữ hành mới được đưa vào những dự thảo gần đây. Doanh nghiệp cho rằng, nếu tháo gỡ thì những doanh nghiệp kinh doanh hiện tại còn gặp khó khăn hơn nữa với những doanh nghiệp kinh doanh theo mùa, làm ăn chụp giựt.
"Hiện tại, dù đã có ràng buộc nhưng vẫn có nhiều nơi cạnh tranh không lành mạnh, làm sản phẩm kém chất lượng thậm chí bỏ rơi khách. Nếu sắp tới không có chế tài thì doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng còn cạnh tranh hụt hơi hơn và sẽ làm xấu đi hình ảnh của du lịch trong mắt khách hàng", bà Trịnh Thị Lan Hương, Tổng giám đốc Công ty Vietnamtourism tại TPHCM, nói với TBKTSG Online.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết ngành du lịch đang trong giai đoạn cuối để lấy ý kiến về sửa Luật Du lịch. Dự kiến, đầu tháng 11-2015, Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến về sửa luật này, kỳ vọng đến kỳ họp vào tháng 5-2017 sẽ thông qua, đến đầu năm 2018 có hiệu lực.