【xem kèo cá cược】Vụ mùa nhiều khó khăn
Bước vào vụ mùa sau ảnh hưởng của thiên tai, đại hạn, mưa trễ, nên vụ lúa hè thu năm nay nông dân vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đối mặt với lắm khó khăn.
Bước vào vụ mùa sau ảnh hưởng của thiên tai, đại hạn, mưa trễ, nên vụ lúa hè thu năm nay nông dân vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đối mặt với lắm khó khăn.
Ðồng ruộng khô cứng, nứt nẻ, không cày ải do máy móc không vào được do kinh, rạch khô cạn, vì vậy, đến cuối tháng 5, khâu làm đất phục vụ cho sản xuất lúa hè thu của huyện mới đạt so với kế hoạch đề ra. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, toàn huyện làm đất được 28.713 ha (vụ lúa hè thu năm nay, huyện đề ra kế hoạch xuống giống 28.000 ha). Trong đó, cày ải là 22.900 ha, cày giòn 5.813 ha.
Cày giòn, đất ruộng của ông Lượm không diệt hết cỏ dại. |
Ông Ðỗ Văn Sử, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, cho biết, do ảnh hưởng của hạn hán nên khâu cày ải gặp nhiều khó khăn. Ðối với những nơi người dân chưa cày ải được, thời gian qua, huyện phối hợp với chính quyền địa phương vận động bà con tiến hành phương pháp cày giòn. Tuy nhiên, do kinh, rạch khô nước nên việc vận chuyển máy móc từ kinh này qua kinh khác gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, đến thời điểm này, diện tích cày giòn mới được đảm bảo.
Nhờ những cơn mưa rải rác đầu mùa vừa qua, nước lại về trên các kinh, rạch nên ông Lê Văn Lượm (Khóm 3, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) mới thuê được cơ giới để làm đất. Ðất quá cứng nên ông Lượm đành chịu cày giòn. Ðây là năm đầu tiên trong hơn 50 năm làm ruộng ông Lượm gặp phải cảnh này. Ông Lượm cho biết: “Bà con vùng này cũng như tôi vậy, mới cày đất hơn chục ngày. Giờ đang đợi nắng lên, rồi cày thêm một đợt nữa. Tính ra, chi phí cày đất như thế này tốn gấp đôi so với mấy năm trước”.
Cày ải phơi đất là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất lúa. Diệt cỏ dại, mầm bệnh, làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất, giúp lúa phát triển tốt, đạt năng suất. Chính vì vậy, khi làm đất với phương pháp cày giòn đồng nghĩa với việc nông dân gặp nhiều trở ngại trong sản xuất. Do đất không được cải tạo tốt nên cỏ dại không được tiêu diệt triệt để, mầm bệnh, sâu hại tiềm tàng, chi phí sản xuất tăng theo. Ông Lượm than: “Do cày muộn nên đất vẫn còn ứ phèn. Vì vậy, tôi phải thêm phân lót cho giảm phèn, chi phí lại đội lên. Trong khi đó, vụ mùa rồi gia đình tôi thiệt hại nặng, tiền mua giống sản xuất vụ lúa này là gia đình mua thiếu”.
Cày ải gặp nhiều khó khăn, cộng thêm mùa mưa đến trễ nên không ít nơi nông dân vẫn loay hoay với việc tìm giải pháp để xuống giống cho kịp lịch thời vụ. Hiện nay, toàn huyện chỉ mới xuống giống được 12.880 ha, tập trung ở các xã: Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Lộc và Khánh Bình.
Tuy không rơi vào cảnh cày ải trễ như một số nông dân trong huyện, nhưng ông Lê Hoài Vũ (Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc) cũng rất lo lắng cho vụ lúa này. Ông Vũ bộc bạch: “Mưa trễ, đến giờ lượng nước trên đồng không đủ đáp ứng cho sản xuất, đợi không được nữa nên tôi phải bơm nước ở ngoài sông vô. Với tình hình này, tôi sợ là sạ trễ, tới khi thu hoạch gặp mưa nhiều, lúa bị đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất lúa. Ở đây, tôi còn khắc phục được, còn nhiều bà con ở ấp khác vẫn đang đợi nước”.
5 năm nay, do áp dụng mô hình đưa màu xuống ruộng nên trong quá trình sản xuất lúa, ông Ngô Văn Minh (Ấp 5, xã Trần Hợi) buộc phải tiến hành phương pháp cày giòn. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông, kỹ thuật trồng lúa của nông dân bây giờ phát triển hơn trước đây rất nhiều. Vì vậy, mặc dù, cày giòn không đảm bảo như cày ải nhưng ông Minh vẫn không lo lắng gì, chỉ cần bón phân đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, vụ mùa vẫn thành công.
Thế nhưng, hiện tại, ông Minh cũng như hầu hết bà con trong vùng vẫn chưa xuống giống được, nguyên nhân cũng vì thiếu lượng nước phục vụ cho sản xuất. Ông Minh cho biết: “Nguồn nước cơ bản chưa đủ, nếu xuống giống lúc này thì mình không chăm sóc lúa được, dẫn đến lúa bị èo ọt, chậm phát triển. Chờ nước ở sông lên cao chút để đủ lượng nước phục vụ cho cây lúa, tôi mới tiến hành xuống giống”./.
Bài và ảnh: Ngọc Minh
-
Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook ChatTrên tuyến dân cư kiểu mẫuTái định cư, yên tâm lập nghiệpƯơm mầm những thủ lĩnh thay đổi trong tương laiHiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dânBình Phước không được chủ quan trước diễn biến dịch CovidĐiểm tựa vững chắc của người lao độngLợi ích từ sữa mẹSiêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1Bán dưa cà muối... để ủng hộ phòng chống Covid
下一篇:Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Lợi ích từ phân loại rác thải
- ·Phát hiện thêm 2 ca mắc COVID
- ·Bản tin 100 độ ngày 28
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Không ca mắc mới, Việt Nam đã điều trị khỏi 999 ca mắc COVID
- ·Ca sinh 3 tự nhiên hiếm gặp, hai bé sinh trong bọc điều
- ·Trao tặng nhà nghĩa tình quân dân
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Ba bệnh nhân COVID
- ·Tặng nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh
- ·Bản tin 100 độ ngày 9
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·25 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca mắc mới COVID
- ·Trao 118 thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- ·1.000 người dân Bù Đăng được khám, chữa bệnh miễn phí
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Lan tỏa các phong trào thi đua trong công nhân, lao động
- ·Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid
- ·Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ cận nghèo ở Chơn Thành
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Tập huấn phòng, chống Covid
- ·Bản tin 100⁰ ngày 11
- ·Thêm 7 trường hợp mắc mới bệnh COVID
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Bản tin 100⁰ ngày 11
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư vú
- ·Trưởng công an xã xây nhà cho dân nghèo
- ·Chơn Thành: Tưng bừng Đêm hội trăng rằm năm 2020
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Cần chủ động phòng ngừa bệnh bạch hầu
- ·Chọn lựa thực phẩm sạch, an toàn cho sức khoẻ
- ·Phổ biến kỹ năng phòng chống đuối nước cho giáo viên
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·China attaches importance to, welcomes NA Chairman Huệ's visit: Ambassador