【kq bđ đức】10 quốc gia chi tiêu ngân sách quốc phòng khủng nhất
时间:2025-01-11 04:02:00 出处:La liga阅读(143)
Bài viết này không đi vào nội dung trả lời cho câu hỏi đó, mà chỉ thống kê giới thiệu về danh sách 10 quốc gia có mức chi phí cho quốc phòng lớn nhất trên thế giới hiện nay.
10. Italia – 34 tỷ USD
Đất nước hình chiếc ủng này chiếm 1,9% cho chi tiêu quân sự trên thế giới. Số tiền tương đương với 1,7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của quốc gia này. Cả nước có 183.000 quân nhân đang phục vụ trong quân đội chính quy, được chia thành các lực lượng như Quân đội Italiano (Esercito Italiano), lực lượng không quân (Aeronautica Militare), và lực lượng hải quân (Marina Militare). Quốc gia này cũng có 1 lực lượng thứ tư là với tên gọi Carabinieri, phục vụ như cảnh sát nội địa. Canabinieri có tổng cộng 117.943 quân nhân phục vụ.
9. CHLB Đức – 45,8 tỷ USD
Nước Đức chiếm 2,6% chi tiêu quân sự trên thế giới tương đương với 1,4% tổng sản phẩm quốc nội. Biệt danh của quân đội Đức là Bundeswehr, lực lượng vũ trang của đất nước này được coi là một trong những quân đội được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất trên thế giới. Hiện có tổng cộng 185.000 quân nhân được chia thành các nhóm Heer (quân đội trên bộ), Hải quân, Luftwaffe (không quân), Streitkraftebasis (các lực lượng hỗ trợ), và Zentraler Sanitatsdienst (trung tâm y tế) cũng có đến 144.000 người phục vụ.
8. Ấn Độ - 46,1 tỷ USD
Ấn Độ cũng chiếm 2,6% chi tiêu quân sự trên thế giới tương đương với 2,5% tổng sản phẩm nội địa. Lực lượng vũ trang được chia thành quận đội, hải quân và không quân. Lực lượng bảo vệ bờ biển, lực lượng Assam Rifles (lực lượng bán quân sự, dân quân tự vệ) và lực lượng biên phòng. Ngoài ra còn có các tổ chức liên quan như các chỉ huy lực lượng chiến lược. Đất nước Nam Á này cũng là nơi nhập khẩu số lượng vũ khí nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu là vũ khí từ các nước như Israel, Nga, Pháp, Mỹ.
7. Ả rập Saudi – 56,7 tỷ USD
Quốc gia Ả rập này chiếm 3,2% các chi tiêu quân sự trên thế giới hàng năm, tương đương với 8,9% tổng sản phẩm nội địa. Lực lượng vũ trang được chia thành các đơn vị: Quân đội Ả rập Saudi, không quân Hoàng gia Ả rập Saudi, hải quân Hoàng gia Ả rập Saudi, phòng không Hoàng gia Ả rập Saudi, vệ binh quốc gia Ả rập Saudi và lực lượng bán quân sự. Hiện đất nước này có hơn 200.000 quân nhân đang phục vụ. Ngoài ra quân đội của quốc giá dầu lửa này cũng có 1 hệ thống dịch vụ cảnh báo thông minh là Al Mukhabarat AI A’ amah. Đồng thời cũng có 1 lực lượng tên lửa và lực lượng phản ứng nhanh.
6. Pháp – 58,9 tỷ USD
Cộng hòa Pháp chiếm 3,4% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương đương với 2,3% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang của Pháp được chia thành các binh chủng Armee de Terre (bộ binh), Marine Nationale (hải quân), Armee de l’Air (không quân) và Gendamerie Nationale (đội hiến binh quốc gia). Hiện đang có 230.000 quân nhân phục vụ trong quân đội Pháp. Đồng thời cũng có 97.613 quân nhân dự bị cho cả 3 lực lượng chính và 98.155 quân nhân dự bị cho lực lượng hiến binh.
5. Nhật Bản – 59,3 tỷ USD
Đất nước mặt trời mọc chiếm 3,4% chi tiêu của quân sự thế giới, tương đương với 1% tổng sản phẩm nội địa của quốc gia này. Được gọi là lực lượng phòng vệ Nhật Bản, được thành lập kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Lực lượng vũ trang của Nhật Bản được chia thành các binh chủng: Lực lượng phòng vệ mặt đất, lực lượng phòng vệ hàng hải và lực lượng phòng vệ trên không. Trước kia lực lượng này được thành lập nhằm tập trung đối phó với các mối đe dọa trong chiến tranh lạnh từ Liên Xô, nhưng nay nó đã chuyển trọng tâm sang Trung Quốc, do đang có tranh chấp về chủ quyền của các quần đảo Senkaku giữa 2 nước. Gần đây Nhật Bản cũng tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
4. Vương quốc Anh – 60,8 tỷ USD
Vương quốc Anh chiếm 3,5% chi tiêu quân sự thế giới, tương ứng với 2,5% tổng sản phẩm nội địa của nước này. Lực lượng vũ trang của nước này có tên gọi là lực lượng vũ trang của Nữ Hoàng. Có 3 quân chủng hoạt động chính qui trong quân đội của Anh Quốc, đó là quân đội Anh, quân chủng Hải quân và không quân Hoàng gia. Mặc dù tổng chỉ huy của quân đội Hoàng gia thường là người đứng đầu của Hoàng gia, được bầu ra với sự đồng thuận của quốc hội Anh, thủ tướng của nước này cũng là người có quyền sử dụng các lực lượng vũ trang.
3. Liên bang Nga – 90,7 tỷ USD
Nga chiếm 5,2% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương đương với 4,4% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang được thành lập năm 1992 sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Các binh chủng trong quân đội Nga bao gồm bộ binh, hải quân Nga và không quân Nga, lực lượng quốc phòng hàng không vũ trụ Nga, lực lượng lính dù Nga và lực lượng tên lửa chiến lược. Hiện quân đội Nga đang có 1,4 triệu quân nhân chính quy và hơn 2.035.000 quân nhân dự bị. Nga cũng là 1 nước xuất khẩu vũ khí lớn sang các quốc gia khác.
2. Trung Quốc – 166 tỷ USD
Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hiện chiếm 9,5% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương ứng với 2% của tổng sản phẩm nội địa. Có tên gọi chính thức là quân đội giải phóng nhân dân, hay PLA. Có 5 binh chủng được cơ cấu trong quân đội của Trung Quốc, đó là lực lượng mặt đất của PLA, Hải quân PLA, không quân PLA, quân đoàn pháo binh thứ 2 để xử lý các tên lửa chiến lược và lực lượng quân dự bị của PLA. Hiện số quân nhân chính quy phục vụ trong PLA là 2.285.000 người tương đương 0,59% dân số, và hơn 800.000 quân nhân dự bị.
1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - 682 tỷ USD
Mỹ chiếm một khoản kinh phí đáng kinh ngạc trên thế giới, lên đến 39% chi phí quân sự toàn cầu, tương đương với 4,4% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ được chia thành 5 binh chủng: bộ binh, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển. Bốn đơn vị đầu tiên đều trực thuộc Bộ Quốc phòng trong khi lực lượng Cảnh sát biển thuộc biên chế của Bộ An ninh nội địa. Cảnh sát biển có thể được chuyển giao cho Hải quân trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hiện đang có 1,43 triệu quân nhân chính qui phục vụ trong quân đội Mĩ và hơn 851.000 quân nhân dự bị.
Quang Minh (Theo Therichest)
猜你喜欢
- Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- Tìm lời giải cho cơn khát nhân lực số
- Bạc Liêu: Huyện Đông Hải nỗ lực chuyển đổi số
- Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước phát triển nhanh, bền vững
- Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- Hơn 3.200 học sinh, sinh viên được đào tạo công nghệ
- Meta, Google phải trả tiền cho các nhà sản xuất tin tức truyền thống tại Canada
- Sau 15 năm, CMC Telecom mở rộng hệ sinh thái với 2 khối dịch vụ mới
- Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu