您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【keo nha cai .tv】Bộ Tài chính luôn chủ động, nhất quán trong cải cách hành chính 正文

【keo nha cai .tv】Bộ Tài chính luôn chủ động, nhất quán trong cải cách hành chính

时间:2025-01-11 08:44:11 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Cải cách hành chính của Bộ Tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộiBộ Tài chính nỗ lực dẫn đầu keo nha cai .tv

Cải cách hành chính của Bộ Tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Tài chính nỗ lực dẫn đầu xếp hạng chỉ số cải cách hành chính
Bộ Tài chính luôn chủ động, nhất quán trong cải cách hành chính
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Enomonica Vietnam.

Xin cho biết đánh giá của ông về kết quả cải cách hành chính của Bộ Tài chính trong thời gian qua?

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính luôn nỗ lực trong cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, điển hình là việc Bộ Tài chính luôn nằm trong top dẫn đầu các bộ ngành qua hai chỉ số là chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) và chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index). Điều này cho thấy Bộ Tài chính có những cải cách liên tục, nhất quán trong nhiều năm qua với vấn đề về cải cách thủ tục hành chính và đã được cộng đồng DN cũng như các cơ quan ghi nhận. Điều này cũng thể hiện tính chủ động, nhất quán trong quan điểm cải cách thủ tục hành chính mang lại lợi ích cho DN và người dân của Bộ Tài chính và của các đơn vị khác nhau trong toàn Bộ Tài chính nói riêng.

Cách tiếp cận về cải cách thủ tục hành chính của Bộ Tài chính, theo chúng tôi quan sát có rất nhiều điểm đặc biệt. Theo đó, Bộ Tài chính đã thực hiện một cách có hệ thống, không chỉ đơn thuần là trong một bộ phận mà diễn ra trên nhiều đơn vị khác nhau trên toàn ngành Tài chính ở cấp trung ương cho đến địa phương. Đồng thời, việc cải cách hành chính cũng khá hệ thống, thể hiện ở góc độ ngoài những hoạt động như cải cách, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục hành chính còn có những cải cách ở góc độ khác nữa, đặc biệt là cải cách về mặt thể chế, cải cách về quy định pháp luật. Ví dụ như, Bộ Tài chính đã có những giải pháp mạnh mẽ trong việc sắp xếp lại bộ máy, thu gọn đầu mối về thủ tục hành chính. Điều này mang lại lợi ích trực tiếp cho công tác cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quan tâm công tác cải thiện chất lượng của những văn bản quy phạm pháp luật. Đây là việc xử lý gốc rễ của vấn đề cải cách thủ tục hành chính. Chất lượng văn bản tốt, chất lượng quy định về thủ tục hành chính tốt thì tự khắc những thủ tục hành chính trên thực tiễn sẽ tốt theo.

Như vậy, cách tiếp cận của Bộ Tài chính là thực hiện theo 3 hình thức, vừa cải cách quy định pháp luật, vừa cải cách về mặt thể chế, vừa cải cách thủ tục thủ tục hành chính. Điều này đã mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng DN, đặc biệt, trong bối cảnh trong thời gian qua, bên cạnh những biện pháp hỗ trợ về mặt ngân sách, hỗ trợ về mặt kinh phí cho DN, người dân vượt qua khó khăn với những biện pháp như giãn, hoãn nợ... thì những cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ về quy định pháp luật đã giúp giảm bớt gánh nặng chi phí môi trường kinh doanh cho DN và người dân.

Chuyển đổi số cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động là một trong những dấu ấn của Bộ Tài chính, thưa ông?

Rất thú vị là bên cạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thì Bộ Tài chính cũng được xếp hạng rất cao trong ICT Index trong khối các bộ, ngành.

Điều này rõ ràng là có một mối quan hệ rất logic với nhau. Công nghệ thông tin chắc chắn sẽ phải là cốt lõi, quá trình chuyển đổi số phải là nền tảng cho một nền hành chính hiện đại và Bộ Tài chính cùng với các cơ quan bộ, ngành khác cũng đã nỗ lực rất mạnh mẽ trong thời gian vừa qua trong công tác chuyển đổi số. Bộ Tài chính đã chứng minh được rằng đây là một nỗ lực hoàn toàn xứng đáng để đầu tư, làm thế nào đó để mang lại lợi ích lớn nhất cho DN, người dân thông qua quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số của ngành Tài chính đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng DN.

Chúng ta hiện nay có khoảng hơn 800.000 DN và khoảng hơn 1 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động và đang có điều kiện thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngành Tài chính. Như vậy, bất kỳ một nỗ lực cải cách nào của ngành Tài chính về thủ tục hành chính cũng như những nỗ lực thu hẹp khoảng cách của cơ quan công quyền với người dân thông qua những nỗ lực về chuyển đổi số đều mang lại lợi ích rất lớn cho hàng trăm ngàn DN, cho hàng triệu người kinh doanh cá thể, cho hàng triệu người dân.

Chúng ta có thể hình dung, chỉ cần giảm bớt một thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng một thủ tục hành chính thôi thì chi phí tuân thủ cho toàn bộ xã hội, cho toàn bộ nền kinh tế giảm đi rất lớn. Như vậy, sự nỗ lực chuyển đổi số ngành Tài chính rõ ràng rất đáng được ghi nhận và trên thực tế cộng đồng DN đánh giá rất cao điều này. Ví dụ như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua Chính phủ điện tử, những nỗ lực và việc thực hiện dịch vụ hải quan điện tử, khai thuế cá nhân điện tử… những điều này đã nâng trình độ về kỹ thuật số cũng như chuyển đổi số của ngành Tài chính lên một tầm cao mới, hơn rất nhiều so với trước đây. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho không chỉ DN, người dân mà còn là lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Và chúng tôi hy vọng những nỗ lực này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Ông có khuyến nghị gì để công tác cải cách hành chính của Bộ Tài chính được nâng cao chất lượng hơn nữa trong thời gian tới?

Chúng ta thấy vẫn còn rất nhiều DN, người dân chưa hoàn toàn có thể tiếp cận được những dịch vụ hành chính công của ngành Tài chính thông qua những nền tảng số. Tỷ lệ này càng ngày càng được thu hẹp nhưng đó vẫn là một thách thức rất lớn đối với ngành Tài chính và chúng tôi kỳ vọng những cải cách mạnh mẽ hơn nữa của ngành Tài chính, làm thế nào đó để toàn bộ dịch vụ công hiện nay sẽ được nâng cấp độ 3 cấp độ 4 và thậm chí toàn bộ trên cấp độ 4. Việc chúng ta thực hiện toàn bộ thủ tục hành chính phi giấy tờ của ngành Hải quan, Thuế và các ngành khác nữa sẽ mang lại lợi ích cho DN, người dân, đặc biệt là những DN và người dân ở vùng xa xôi, những người chưa có nhiều điều kiện tiếp cận với phương thức hiện đại.

Ngoài ra, còn có thể tiếp tục nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trong ngành Tài chính, từ đó làm nền tảng cho việc cải thiện hơn nữa quy trình thực hiện thủ tục hành chính và quá trình số hóa cũng như tin học hóa toàn bộ quy trình thủ tục hành chính một cách thuận lợi hơn. Đồng thời, chúng tôi kỳ vọng Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng văn bản, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thể chế. Cùng với đó, việc thu gọn đầu mối và nâng cao chất lượng hiệu quả của đội ngũ phục vụ của ngành Tài chính đối với DN, người dân sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!