Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Giảm thiểu rủi ro thảm họa (Global Assessment Report on Disaster Risk Reduction) năm 2015 của Liên Hợp Quốc vừa mới công bố đã cho thấy tổng thiệt hại về mặt kinh tế của các thảm hoạ do tự nhiên gây ra lớn hơn rất nhiều so với các số liệu tài chính đã công bố trước đây.
Trước kia,ếViệtNamthiệthạitỷUSDmỗinămdothiênhan dinh anh thiệt hại bằng tiền của thiên tai chỉ được đo lường bằng giá trị mùa vụ bị mất đi, giá trị thiệt hại của nhà cửa, hay các tài sản bị mất đi được công bố. Trong cách tính mới nhất, ngoài các thiệt hại tài chính như vậy, các nhà nghiên cứu còn lượng hoá luôn cả các giá trị bằng tiền cho các thiệt hại về tuổi thọ và sức khoẻ của con người.
Lý giải cho phương pháp mới này, các nhà khoa học cho rằng tác động của thảm hoạ tự nhiên như sóng thần, động đất, bão, lũ lụt, hạn hán đến tuổi thọ và sức khoẻ của con người là rất lớn. Do đó, nếu thiệt hại kinh tế do tuổi thọ và sức khoẻ của con người bị mất đi được lượng hoá bằng các giá trị tiền tệ cụ thể thì mới được tính đúng và tính đủ. Các thiệt hại kinh tế được đo lường như vậy được ghi nhận là rất lớn so với các thiệt hại tài chính được đo lường như trước kia.
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương bởi các thảm họa tự nhiên ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Hàng năm, Việt Nam phải gánh chịu các cơn bão lớn, lốc xoáy, các trận lũ lụt và các thảm họa tự nhiên khác.
Trong báo cáo này, các thống kê liên quan đến thảm họa tự nhiên cho Việt Nam đã được công bố. Theo đó, theo phương pháp chuyển đổi giá trị trung bình trong vòng 10 năm, từ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm ở Việt Nam có đến khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như lũ lụt, mưa đá, bão, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở. Trong các thiên tai này, lũ lụt xảy ra nhiều nhất, chiếm tổng số 49% số đợt thiên tai xảy ra trung bình trong một năm ở Việt Nam. Trong khi đó các cơn bão chỉ chiếm khoảng 13%.
Cũng theo thống kê từ Báo cáo này, trung bình hàng năm Việt Nam phải gánh chịu 469.526 ngôi nhà bị phá huỷ, 174.653 ngôi nhà bị hư hỏng, và khoảng 2.715 thiệt hại về tính mạng con người do tất cả các thảm hoạ tự nhiên gây ra. Tổng số người bị thiệt hại dù nặng hay nhẹ do các thảm hoạ tự nhiên gây ra tính trung bình khoảng 3 triệu người mỗi năm.
Về tổng thiệt hại kinh tế được đo lường bằng tiền, trung bình hàng năm trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2014, nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu khoảng 5,2 tỷ USD. Trong tổng số thiệt hại này, thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra chiếm tỷ phần lớn nhất với 58%. Xếp sau đó, thiệt hại kinh tế do các trận bão hàng năm gây ra khoảng 29%, xếp ở vị trí thứ hai.
Với cách tiếp cận mới này, có thể thấy các thảm họa tự nhiên gây ra thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng cho lũ lụt thì Việt Nam nằm trong nhóm nước phải gánh chịu thiệt hại lớn nhất trên thế giới. Do vậy, với công tác phòng chống và đối phó hữu hiệu với rủi ro do thiên tai gây ra cần được quan tâm hơn bao giờ hết, không chỉ đối với tính mạng, tài sản mà còn dưới góc độ sức khoẻ của con người.
Theo Trí Thức Trẻ
Vụ sập giàn giáo: Giám đốc Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi