Từ năm 2019 đến nay,ềntriệumuavịtlàmthúcưtrang kèo bóng đá trào lưu nuôi vịt làm thú cưng bắt đầu trở nên phổ biến ở Trung Quốc và lan rộng ra toàn châu Á. Theo đó người khởi xướng trào lưu là Vương Tư Thông - con trai của tỷ phú Vương Kiện Lâm, người sáng lập của tập đoàn Vạn Đạt, sở hữu chuỗi bất động sản lớn nhất nhì Trung Quốc. Theo tờ163, khi đó, Vương Tư Thông đã bỏ ra 15.000 tệ (52,6 triệu đồng) để mua vịt Call Duck về chăm bẵm.
Giống vịt mà Vương Tư Thông chọn hay còn gọi là vịt mồi cỡ nhỏ. Về hình dáng bên ngoài, Call Duck có thân hình tròn xoe được phủ kín bởi lông vũ trắng muốt, mỏ màu vàng nhỏ nhắn (không dài như vịt nhà), chân ngắn, thêm đôi mắt to tròn. Khi phải cách ly vì dịch bệnh, những đặc điểm này đã khiến Call Duck chiếm trọn trái tim của nhiều bạn trẻ, được ưa chuộng để nuôi ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong số các bạn trẻ Việt nuôi vịt làm thú cưng có Quốc Halo, 25 tuổi, làm nghề sáng tạo nội dung, đang sinh sống, làm việc ở TP HCM. Tính tới nay, Quốc đã có hơn 1,5 năm kinh nghiệm nuôi vịt. Trước đây, Quốc chưa từng nghĩ sẽ chọn loài vật này làm thú cưng, nhưng anh tình cờ làm "cha" của bé vịt tên Chúc khi nó nở từ quả trứng vịt lộn quên ăn. Vì không nỡ bỏ bé vịt nên Quốc quyết định nuôi, làm "cha" bất đắc dĩ, đặt tên vịt là Chúc.
Quốc kể khi vừa mở mắt, vịt đã thấy Quốc đầu tiên nên nó nghĩ anh là cha nó. "Bây giờ, mình đi đâu, làm gì bé cũng chạy theo". Chàng trai gen Z cảm thấy Chúc sống được tới hôm nay bên anh như một kỳ tích. Lúc mới nuôi vịt, Quốc rất bỡ ngỡ, có hàng loạt câu hỏi trong đầu như "Không biết bé vịt cần nhiệt độ bao nhiêu để ở? Nên chăm bé vịt như thế nào đây?". "Mình như một người cha tập sự lần đầu chăm con khi đang ở tuổi ăn tuổi chơi", Quốc nói.
Lúc đó, Quốc tự tìm tòi cách chăm vịt trên mạng, đăng tải nội dung trên TikTok và được một số người dùng hướng dẫn cách chăm vịt. "Nói đúng ra, em là người cha thứ nhất của Chúc, còn các anh chị xem kênh TikTok như phụ huynh thứ hai của bé", anh nói.
Quốc cho hay, hai ngày đầu tiên vịt chào đời, anh không vội cho chúng ăn vì hệ tiêu hóa của vịt còn yếu. "Lúc này, bạn chỉ cho vịt uống nước. Tới ngày thứ ba mới cho vịt ăn dặm từ từ với gạo, hành lá nhuyễn để bé ấm bụng. Giữ ấm tuyệt đối cho bé trong suốt một tháng từ lúc mới nở vì dễ bị lạnh", anh nói. Khi vịt nhỏ, chúng rất háo ăn nhưng Quốc chỉ cho ăn ngày hai cữ vào buổi sáng và chiều với lượng vừa đủ. Bởi nếu cho vịt con ăn liên tục, chúng sẽ khó thở và sình bụng. Sau khoảng nửa tháng, người nuôi nên tập cho vịt ăn thêm rau củ quả với các loại ốc, cua để chúng có đủ chất. Định kỳ nửa tháng mua thuốc giun cho vịt một lần.
Một thời gian sau, Quốc mua thêm bé vịt tên Chiếc để làm bạn với Chúc. Chiếc thuộc loại vịt Call Duck, có giá 6 triệu đồng. Với Quốc, hai bé vịt đã trở thành thành viên trong gia đình. Anh nhận xét hai bé vịt ngoan ngoãn, nghe lời. "Bé Chúc hướng nội ngại ngùng, nhút nhát còn bé Chiếc hướng ngoại thích đi chơi. Hai bé đã tô điểm thêm cho cuộc sống mình rất nhiều màu sắc mới và giúp mình yêu đời hơn", Quốc nói. Anh cũng dẫn chúng đi chơi, chụp hình kỷ niệm, quay các video vui nhộn. Hai bé vịt của Quốc còn được một số nhãn hàng chọn làm đại diện thương hiệu sản phẩm áo, bánh tráng.
Nói về trào lưu nuôi vịt cảnh đang nở rộ, Đinh Thị Thanh Mai, đại diện trang trại Hải Mộc Lâm (chuyên cung cấp nhiều loại động vật làm thú cưng) phân tích: "Vịt là loài dễ thương, người nuôi không sợ bị cào, cắn như mèo, có thể mang đi dạo mà không ảnh hưởng hàng xóm. Chúng nhỏ gọn phù hợp với lối sống của người ở chung cư. Vịt đôi lúc có hành động nghịch ngợm khá ngốc nghếch, dễ thương, đáng yêu nên người đang gặp áp lực công việc nhìn thấy có cảm giác thoải mái". Đồng thời, chi phí nuôi thấp, ít rào cản, không nguy hiểm, người nuôi có thể mang đi khắp nơi bằng balo, giá trị tinh thần cao.
Chị cho biết thời gian đầu những người theo đuổi trào lưu nuôi vịt làm thú cưng có thể phải chi tới 50 triệu đồng cho một cặp vịt Call Duck. Nhưng hiện tại, giá thành vịt cảnh đã rẻ hơn do các kỹ sư Việt Nam biết cách nhân giống. Giá vịt Call Duck tại Việt Nam đang dao động từ 10-15 triệu đồng/cặp trưởng thành, từ 4-6 triệu đồng/cặp con non cho các dòng F1, với dòng F2, F3 có giá thấp hơn.
Ngoài Call Duck, trên thị trường còn chuộng các giống mới để làm thú cưng như vịt Uyên ương (Mandarin duck), Thiên nga đen, vịt Gỗ (Wood duck), vịt Cánh Cam (Tadona duck).
Với loại vịt cảnh được huấn luyện trên cạn, người nuôi sẽ không cần xây bể bơi. Tuy nhiên vịt vẫn cần được tắm thường xuyên để sạch và lông mượt. Thanh Mai lưu ý vịt ít mắc bệnh dịch, nhưng vẫn có thể bị ốm. Do đó, người nuôi nên cho vịt ăn kèm các loại sâu khô, cá tôm thay vì ăn đơn thuần tinh bột để chúng khỏe. "Tuổi thọ vịt cảnh trung bình gần 10 năm, các trường hợp cá biệt có thể thọ hơn 17 năm", chị nói.
Vịt cũng cần nước sạch nên người nuôi cần thay nước uống thường xuyên mỗi một, hai ngày một lần để hạn chế các bệnh về đường ruột. Vịt thích nghịch nước sẽ rất thích nếu được chủ tắm cho hoặc chơi đùa khi các bé tắm.
Với người nuôi thực tế như Quốc, điều khó khăn là vịt không đi vệ sinh đúng chỗ, không theo giờ nhất định. "Vì thế, nếu cho vịt ra ngoài chơi, mình sẽ phải trang bị tã cho chúng", Quốc cho hay. Mỗi buổi tối, Quốc thường xuyên dọn dẹp chuồng vịt thật sạch để giữ vệ sinh tốt nhất cho Chúc và Chiếc, không để vi khuẩn sinh sôi, tránh ám mùi. Hai bé vịt của Quốc ít khi kêu và chung cư của anh cách âm tốt nên không gây ảnh hưởng tới hàng xóm.
Dẫu vậy, Quốc nhận thấy khi nuôi một con vật nào đó để làm thú cưng sẽ đều có cái khó riêng. Lời gợi ý duy nhất của Quốc khi mọi người muốn nuôi vịt là "hãy nuôi vịt khi bạn thật sự sẵn sàng và dành đủ sự yêu thương cho bé".
>> Xem thêm Hơn 3,6 triệu người xem chàng trai chiên giòn Labubu