Trao đổi với phóng viên báo VietNamNet,Ănnhiềuchấtngọtnhântạohaytựnhiênđềucónguycơungthưhạisứckhỏbxh giải tây ban nha Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), cho biết chất tạo ngọt aspartame là một loại đường nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong hơn 30 năm trước.
Chất này xuất hiện trong nhiều sản phẩm trên thị trường như kẹo cao su, các loại kẹo ngọt, nước ngọt, đặc biệt là các sản phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường như sữa. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm dành cho người muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng cũng chứa chất tạo ngọt nhân tạo aspartame.
Danh mục chất phụ gia sử dụng trong ngành thực phẩm của Bộ Y tế có cho phép loại chất này ở hàm lượng nhất định an toàn cho sức khỏe con người.
Theo ông Thịnh, đây là loại đường rất ngọt nên hiện một số công ty bánh kẹo, sản xuất thực phẩm ít dùng hơn. Ngoài ra, người dân cũng bắt đầu ý thức được việc sử dụng nhiều đường ảnh hưởng tới sức khỏe nên đồ ngọt không còn trở thành món quà như trước. Vì vậy, người dân không cần quá lo lắng về thông tin trên.
Ông Thịnh cho rằng khi bệnh ung thư trở thành “con ngáo ộp” người ta sẽ đưa ra nhiều vấn đề liên quan tới nó trong đó có ăn uống. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chất tạo ngọt aspartame hay đường tự nhiên như đường mía, đường fructose… đều gây ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể. Đó là nguyên nhân gây bệnh như đái tháo đường, béo phì, đây con đường dẫn tới ung thư, đột tử, đột quỵ...
Chuyên gia này khẳng định Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra ngưỡng an toàn cho chất tạo ngọt aspartame là 40mg/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày. Do loại đường này rất ngọt nên ít người có thể vượt qua chỉ số trên. Đối với đường tự nhiên, chỉ số tiêu thụ an toàn là dưới 25g/ngày khoảng 10% nhu cầu năng lượng.
Thừa đường làm gia tăng nguy cơ béo phì và rối loạn chuyển hóa gây ra các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu. Vì vậy, ông khuyến cáo người dân cần sử dụng vừa đủ, không lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.
Cùng quan điểm, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội), cho biết đường là một trong những chất sinh nhiệt, năng lượng để cơ thể hoạt động. Đường, đạm, chất béo là những chất không thể thiếu cho con người. Tuy nhiên, việc sử dụng đường như thế nào cho hợp lý không phải ai cũng biết. Các loại đường ăn kiêng hay đường tự nhiên đều phải sử dụng vừa phải.
Loại chất này đã từng được khuyến cáo nhiều lần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó lại có trong nhiều sản phẩm thiết yếu hằng ngày. Nhiều người sử dụng đường tự nhiên lo tăng cân, béo phì nên họ tìm tới các loại đường thay thế như chất tạo ngọt aspartame. Ở góc độ dinh dưỡng, bác sĩ Hưng nhấn mạnh người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nào cần có thói quen đọc nhãn để xem thành phần đường trong sản phẩm đó, hàm lượng để dùng ở mức độ vừa đủ an toàn cho sức khỏe.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo người dân cần nắm rõ ngưỡng đường có thể gây ra ung thư và lượng đường được khuyến nghị đảm bảo cho sức khỏe. Ví dụ, đường aspartame trong nước ngọt, nếu bạn dùng khoảng nửa lon mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng nhưng nếu bạn uống 2-3 lon/ngày sẽ có thể gây bất lợi.
Tiến sĩ Hưng cũng khẳng định chất nhân tạo hay tự nhiên ăn quá nhiều đều không tốt. Ngay kể cả hoa quả cũng chỉ nên dùng trong khuyến nghị khảng 400g/ngày. Nếu ăn hoa quả ngọt quá, bạn cần giảm bớt lượng đường từ tinh bột hay các sản phẩm khác. Những người ăn kiêng, sử dụng chất tạo ngọt ít năng lượng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
6 tác nhân thúc đẩy tế bào ung thư sinh sôi và phát triểnUống rượu, hút thuốc, sử dụng thực phẩm nhiễm độc là những yếu tố thúc đẩy tế bào ung thư sinh sôi và phát triển trong cơ thể.