当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả thụy sĩ hôm nay】Điều kiện cần để vận hành doanh nghiệp kinh doanh "vị tự nhiên"

Hỗ trợ khoảng 10.0000 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững Tiết kiệm năng lượng để phát triển doanh nghiệp bền vững Công bố các doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2024: Vươn mình trong kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp đã hỗ trợ nông dân trồng cà phê chuyển đổi sang canh tác, giúp phát triển bền vững.  Ảnh: Nestlé Việt Nam

Doanh nghiệp đã hỗ trợ nông dân trồng cà phê chuyển đổi sang canh tác, giúp

phát triển bền vững. Ảnh: Nestlé Việt Nam

Giữ nhịp phát triển bền vững

Chia sẻ về xu hướng kinh doanh trong năm 2025 của các doanh nghiệp, ông Kim Lê Huy, Tổng giám đốc Công ty DKSH Việt Nam (công ty cung cấp dịch vụ phát triển thị trường) cho hay, trong 3-6 tháng trở lại đây, tình hình kinh tế đang trở nên khả quan. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đang trông chờ vào mùa Tết để tạo lại đà cho phát triển cũng như lực lượng khách du lịch có xu hướng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển cho lĩnh vực bán lẻ.

Về phát triển bền vững, ông Huy cho rằng, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, để giữ nhịp phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần tạo sự đồng thuận và xây dựng thói quen trong cách làm việc của các công ty với những cải tiến mới, phương thức làm việc hiệu quả hơn.

Đơn cử, Công ty đã sử dụng chữ ký điện tử để chuyển đổi sang mô hình số, qua đó giảm thiểu lượng giấy tờ, đơn giản hoá thủ tục trong công việc. Theo ông Huy, DKSH là doanh nghiệp toàn cầu nên có bộ tiêu chuẩn về phát triển bền vững. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục cố gắng dung hoà với các điều kiện ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam để tập trung phát triển.

Cũng về định hướng phát triển bền vững, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam cho hay, từ năm 2020, Nestlé công bố lộ trình phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) nhằm hướng đến mục tiêu phát thải khí nhà kính đến năm 2025 giảm 20%, đến 2030 giảm 50% và đạt Net Zero vào năm 2050.

Hay thông qua chương trình NESCAFÉ Plan, Nestlé đã hỗ trợ hơn 21 nghìn hộ nông dân trồng cà phê chuyển đổi sang canh tác theo phương pháp nông nghiệp tái sinh giúp giảm 20% lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm 40-60% lượng nước tưới.

Ngoài ra, Công ty cũng thúc đẩy việc chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng tái sinh trong lĩnh vực nông nghiệp để hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và giảm phát thải.

Tương tự, đại diện Công ty Cổ phần C.P Việt Nam cho biết, hướng đến một tương lai xanh, Công ty đã cam kết giảm thiểu phát thải, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ sử dụng than đá và thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Lo ngại "rửa xanh" và chi phí lớn

Đánh giá chung, theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu đang tích cực chuyển đổi một cách quyết liệt và gấp rút để bước từ một nền kinh tế “xám” sang một nền kinh tế “xanh” và bền vững.

Ông Vinh cũng nhấn mạnh, những doanh nghiệp đi theo xu hướng phát triển bền vững đã cho thấy sự thích ứng và chống chịu cao trước các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài cũng như khả năng linh hoạt, nắm bắt hiệu quả các cơ hội mà nền kinh tế mang lại.

Nhiều doanh nghiệp, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như PNJ, Vinamilk, Traphaco, Bảo Việt, SASCO, Nestlé, HEINEKEN, SABECO, Coca-Cola, Unilever Việt Nam… đang triển khai rất tốt các mô hình sản xuất xanh, đưa yếu tố tuần hoàn vào sâu trong chuỗi sản xuất, nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng yếu thế qua mô hình kinh doanh bao trùm, hay thực hành khung đánh giá Môi trường-Xã hội-Quản trị (ESG) tại doanh nghiệp.

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã công bố báo cáo cho thấy, chỉ xét riêng trong 10 năm gần đây (2014-2023), tổng thiệt hại từ các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu là khoảng 2.000 tỷ USD, tương đương thiệt hại từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Do đó, thời gian tới, đây tiếp tục là một xu hướng cần được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện. Ông Kim Lê Huy cho rằng, các doanh nghiệp cần nhìn phát triển bền vững ở góc nhìn khác, không phải mô hình để kêu gọi đầu tư mà phải là sự phát triển bắt buộc, là yếu tố tiên quyết và điều kiện cần để doanh nghiệp vận hành thuận lợi.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề đáng lo ngại trong xu thế phát triển bền vững là “rửa xanh”. Nghĩa là nhiều doanh nghiệp thực hiện quá trình chưa được chuẩn xác liên quan đến các chứng nhận, chứng chỉ về môi trường và về tăng trưởng xanh.

Ông Binu Jacob nhận xét, trên thực tế, 90% doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu kiến thức chuyên sâu cũng như một sự định hướng rõ ràng về phát triển bền vững. Do đó cần cải thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững.

Còn theo ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến trình tăng trưởng bền vững và phát triển xanh đòi hỏi chi phí đầu tư tương đối lớn. Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ cũng như đầu tư đổi mới trong dài hạn, đảm bảo tiêu chuẩn về phát thải khí nhà kính hoặc các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

Do đó, các doanh nghiệp đề nghị Nhà nước cần có cơ chế chính sách hết sức rõ ràng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi. Trong đó phải huy động đủ nguồn lực tài chính để các tiến trình phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đủ nguồn lực để triển khai và hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, cần tăng cường nâng cao nhận thức cho cả khối doanh nghiệp và người dân, bởi hàng hóa sản xuất cuối cùng đến được tay người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường thì sẽ tạo ra động lực rất mạnh để doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

分享到: