【trang nha cai uy tin】Uống rượu thế nào để không bị xử phạt giao thông?
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:12:55 评论数:
Trong một cuộc Tọa đàm trực tuyến “Cách nào giảm TNGT do uống rượu bia?ốngrượuthếnàođểkhôngbịxửphạtgiaothôtrang nha cai uy tin”, rất nhiều chuyên gia chia sẻ những vướng mắc trong việc ngăn chặn tài xế say xỉn gây thảm hoạ giao thông.
60% số vụ TNGT liên quan đến “men”
Mặc dù đã có các đợt tuyên truyền, vận động và quy định xử phạt hành chính đối với người tham gia giao thông khi sử dụng rượu bia quá nồng độ cho phép nhưng tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông vẫn không giảm.
Thừa nhận thực trạng trên, ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT QG cho biết: thời gian qua, tình trạng lạm dụng rượu bia, điều khiển phương tiện trong tình trạng say xỉn không chỉ không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Các số liệu thống kê chính thức về nguyên nhân trực tiếp xảy ra TNGT do rượu bia chưa cao, có địa phương khoảng 10%, nhưng số liệu tại các bệnh viện lớn thì rất cao.
Đơn cử tại Bệnh viện Việt - Đức, có tới 60% số ca vào cấp cứu do TNGT có liên quan đến sử dụng rượu bia, trong đó 40% số ca chấn thương đầu có sử dụng rượu bia. Đợt kiểm tra công tác ATGT tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của cơ quan này cho thấy, trong số 198 người chết do TNGT gây ra trong 6 tháng đầu năm 2014, có đến 52 người chết do tự gây ra, không va chạm với ai. Nguyên nhân chủ yếu là đi xe máy tự đâm vào dải phân cách, tự ngã gây tai nạn, tử vong. Số còn lại cũng không ít trường hợp tử vong do sử dụng rượu bia quá mức.
60% số vụ TNGT liên quan đến “men”. Ảnh: Viết Cường
Có ý kiến cho rằng dù tình trạng rượu bia khi tham gia giao thông còn khá lớn nhưng tỷ lệ người uống rượu bị phạt thấp do CSGT ngại xử phạt hoặc do các đối tượng chống đối. Thiếu tá Huỳnh Trung Phong không đồng tính cho biết: ý thức của người dân có chuyển biến rõ rệt sau khi các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, xử phạt... Tại TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2014 đã kiểm tra trên 11.000 trường hợp vi phạm.“
Trong giai đoạn đầu triển khai đo nồng độ cồn gặp khó khăn do bị chống chế, không hợp tác, hoặc do quá say nên thổi vào máy không được. Nhiều CSGT bị nhục mạ nhưng chúng tôi đã rút kinh nghiệm, lựa chọn những cán bộ chiến sĩ ứng xử tốt, trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ nên cũng bớt khó khăn hơn”, ông Phong nói.
Để ngăn chặn tối đa tình trạng có “men” khi tham gia giao thông, thiếu tá Huỳnh Trung Phong cho biết, sẽ tăng cường kiểm tra trên các tuyến đường trọng điểm có nhiều quán ăn.
Góp ý thêm về cách chống rượu bia khi lái xe, ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT cho rằng Việt Nam đang trông chờ quá nhiều vào CSGT. Việc làm đó chỉ giải quyết được phần ngọn và khiến cho nhiệm vụ của lực lượng CSGT cực kỳ nặng nề. Trong khi đó, hiện nay, việc phân phối bán rượu bia rất phổ biến ở quán nước, quán ăn, ven đường không bị kiểm soát.
“Muốn phòng chống tác hại của rượu bia, phải làm ngay từ gốc, nghĩa là làm thế nào để người điều khiển trước đó không sử dụng rượu bia”, ông Thuấn góp ý
Uống rượu bia thế nào không bị phạt?
Thắc mắc về trường hợp của mình, một độc giả cho biết, anh đã từng uống rượu từ sáng nhưng đến trưa lái xe vẫn bị kiểm tra và xử phạt mà không thể giải thích được. Giải thích về hiện tượng này, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT QG - Khuất Việt Hùng cho rằng, do người uống đã uống quá nhiều hoặc tốc độ phân giải của cơ thể chậm.
Ông Hùng cho biết, cá nhân ông cũng đã từng có lần uống rượu bia vào tối hôm trước, sáng hôm sau thổi vào máy đo nồng độ cồn chỉ còn 0%. “Tôi có lời khuyên với độc giả này là nếu có uống thì nên uống từ tối hôm trước để hôm sau có đủ thời gian phân giải hết, sẽ không bị xử phạt”, ông Hùng khuyên.
Thường xuyên tiếp xúc với các ca cấp cứu nạn nhân TNGT, ông Trương Thế Hiệp - Phó Trưởng Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy cho biết, trung bình năm 2014 mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận 250 đến 270 ca, trong đó rất nhiều vụ do uống rượu bia, phần lớn có độ tuổi 18 đến 25 tuổi. Thậm chí có nhiều bệnh nhân có nồng độ cồn cao hơn 10 lần so với quy định. Nạn nhân có nồng độ cồn trong máu cao gây khó khăn cho công tác cấp cứu. Phần lớn nạn nhân có độ tuổi 18 đến 25 tuổi.
Trả lời thắc mắc của độc giả về mức độ vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đối với người đi xe máy, ông Hiệp cho biết, tùy vào từng loại rượu bia của mỗi nhà sản xuất mà có mức độ cồn cho phép khác nhau. Theo đó, có những loại rượu 12 độ cồn, nhưng cũng có loại bia đến 65 độ cồn.
“Theo WTO khuyến cáo, mỗi người một ngày chỉ sử dụng 50ml rượu mạnh; đối với rượu nhẹ thì có thể uống 1.150ml, bia thì chỉ uống 330ml (tức khoảng 1 lon)…. tùy theo sức khỏe của từng người. Mà tốt nhất khi điều khiển phương tiện giao thông thì không uống bia, rượu”, ông Hiệp nói.
Khi điều khiển phương tiện giao thông không uống bia, rượu. Ảnh minh họa
Nói thêm về quy định nồng độ cồn trong khi tham gia giao thông, thiếu tá Huỳnh Trung Phong - Phó Trưởng phòng CSGT công an TP.HCM cho biết: Luật Giao thông đường bộ cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông nên người điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy bị cấm không được sử dụng rượu, bia. Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Đối với người đi xe máy vi phạm, ông Phong cho biết, mức xử phạt hành chính từ 500.000 – 3 triệu và có thể bị thu giấy phép lái xe 2 tháng tùy mức độ vi phạm; đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu – 15 triệu đồng, thu giấy phép lái xe 2 tháng và giam giữ phương tiện 7 ngày tùy mức độ vi phạm.
Việt Nam uống 200 triệu lít rượu/năm
Liên quan đến tranh cãi về văn hóa uống bia rượu của người Việt, GS Phan Xuân Biên – Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Thành ủy TP.HCM cho rằng, bản chất uống rượu, bia có thể xem là hoạt động hành vi văn hóa bởi “ngồi với bạn bè mới uống chứ ít ai uống một mình”. Tuy nhiên, ông Biên cũng thừa nhận hiện nay nhiều lúc, nhiều nơi uống bia rượu chưa thực sự văn hóa.
“Có người thi nhau uống, uống cho đến lúc say, xỉn, thậm chí gây gổ đánh nhau. Hậu quả là khi quá chén tham gia giao thông còn gây thảm họa về giao thông, đây là hành vi vô văn hóa. Uống rượu bia là văn hóa nhưng uống thế nào để cho có văn hóa thì cần phải học”, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Thành ủy TP.HCM nói.
Nhiều người cho rằng, Việt Nam đang là nước sử dụng bia rượu bình quân thuộc nhóm “quá cao” trên thế giới. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu nước giải khát Việt Nam khẳng định: Việt Nam chỉ sử dụng rượu bia ở mức trung bình trên thế giới.
Theo số liệu của vị này đưa ra, trung bình mỗi người sử dụng từ 30 -32 lít bia một năm. Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia. Về rượu, bình quân mỗi người sử dụng khoảng 3 lít rượu/năm và 1 năm Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 200 triệu lít.
“Cộng cả bia và rượu, mỗi năm một người dân Việt Nam sử dụng 3,75 lít. Con số này thấp hơn các nước khu vực như Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan. Đấy là các số liệu do Tổng cục thống kê cung cấp nên hoàn toàn thuyết phục và có tính pháp lý” - Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu thông tin.
Trà Phương
Tai nạn liên hoàn 40 ô tô khiến nạn nhân tử vong tại chỗ