Sự vào cuộc của các cấp ủy đảng,ậptrunggiảiphngmặtbằngccdựkết quả trận fiorentina chính quyền trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã kịp thời giải quyết được những khó khăn vướng mắc, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Bàn giao mặt bằng kịp thời để thi công các dự án trọng điểm, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Khối lượng công việc lớn
Trong quý I/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm đếm, lập hồ sơ bồi thường cho 1.111 hộ bị ảnh hưởng; lập phương án bồi thường chuyển cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cho 250 hộ, kinh phí khoảng 111,26 tỉ đồng. Tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 2.556 hộ với số tiền 632,230 tỉ đồng. Tiếp nhận và bàn giao mặt bằng của 940 hộ với diện tích 54,86ha. Thời gian qua, khối lượng công việc phải hoàn thành rất lớn, bàn giao mặt bằng kịp thời nhiều dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao thông, đô thị, phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư của tỉnh. Thông qua đó thực hiện giao đất, cho thuê đất đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh.
Hậu Giang tập trung nhiều giải pháp thúc đẩy nhanh khâu giải phóng mặt bằng các dự án.
Theo ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã tạo được sự quan tâm và đồng thuận của Nhân dân trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, từ đó tạo được sự lan tỏa trong xã hội. Phần lớn người dân đều đồng thuận cho kiểm đếm trước khi thông báo thu hồi đất, cho thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường sớm hơn thời gian quy định, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc. Nhiều hộ còn bàn giao mặt bằng trước khi nhận tiền bồi thường, nhận tiền thuê nhà tạm cư, di dời nhà trước khi nhận nền tái định cư.
Bên cạnh đó, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện gay gắt, đông người, vượt cấp, phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Khi có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan chuyên môn đều tổ chức đối thoại, tập trung xác minh và tham mưu giải quyết chặt chẽ, đúng quy định pháp luật. Tỉnh cũng quan tâm, ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách đầu tư xây dựng các khu tái định cư để sớm tháo gỡ khó khăn về bố trí tái định cư trong thời gian tới.
Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang quyết liệt tập trung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm gồm: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau qua địa bàn tỉnh; dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1; Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 (46ha); dự án Đường tỉnh 926B, tỉnh Hậu Giang kết nối với tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng; Đường tỉnh 929 (đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61).
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án, Ông Lê Quốc Việt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất UBND tỉnh xem xét ưu tiên cân đối ngân sách cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo quỹ đất sạch, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp. Ưu tiên vốn đầu tư các khu tái định cư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, thuận lợi cho người dân sinh sống.
Riêng các chủ đầu tư cần ưu tiên hoàn tất sớm các thủ tục quy hoạch, thiết kế và bàn giao ranh mốc giải phóng mặt bằng. Phối hợp Trung tâm Phát triển quỹ đất các cấp và UBND cấp huyện sớm ban hành thông báo thu hồi đất để đảm bảo thời gian ít nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp, 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp trước khi thu hồi đất theo quy định, nhất là các dự án đầu tư công. UBND cấp huyện, các ngành chức năng sắp xếp thời gian, tăng cường đối thoại, chủ yếu đối thoại tại địa bàn; tăng cường công tác quản lý quy hoạch. UBND cấp xã xác nhận các thông tin pháp lý đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ.
Ưu tiên giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch
Những năm gần đây, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hậu Giang được tiến hành chặt chẽ. Khó khăn vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Ông Phan Vĩnh Lộc, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, cho biết: Vừa qua ngành xây dựng tích cực tham gia cùng các đơn vị, địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch. Khâu lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và thẩm định các hồ sơ, sở giải quyết nhanh chóng đáp ứng tiến độ. Thời gian tới cần tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án đường cao tốc được Trung ương đầu tư trên địa bàn, ưu tiên các dự án trong danh mục đầu tư công, các dự án giao thông của tỉnh làm chủ đầu tư đã được ghi vốn, các dự án đã trúng thầu chuẩn bị triển khai thi công.
Đóng góp ý kiến trong buổi họp Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang mới đây, ông Sầm Hoàng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, cho rằng: Trong công tác quy hoạch, triển khai các dự án và công tác thu hồi đất trong thời gian tới cần sự phối hợp tốt hơn nữa giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội. Từ đó, sẽ triển khai hiệu quả các giải pháp để thực hiện hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thống nhất công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quyết liệt vào cuộc, phối hợp chặt chẽ. Thống nhất giao UBND cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm điều hành toàn diện về công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương. Trong giải phóng mặt bằng, phải đặc biệt quan tâm tạo sinh kế cho người dân.
Việc thu hồi đất, đặc biệt là thực hiện thu hồi đất thực hiện các dự án có quy mô lớn phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và người dân. Tất cả các dự án phải được lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng để giải phóng mặt bằng. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định; trong công tác giải phóng mặt bằng phải thực hiện theo nguyên tắc đúng ngay từ đầu, trong xử lý phải cương quyết, nhất quán.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp, các ngành tập trung nguồn lực cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng, trong đó lưu ý phải bàn giao mặt bằng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1, đúng tiến độ đã cam kết với Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, tạo quỹ đất sạch dự án Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 (46ha) và các dự án đường tỉnh đang triển khai. Rà soát, cân đối nguồn chi đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ưu tiên giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để phát triển các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông và phát triển các dự án du lịch. Bố trí đủ vốn và đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu tái định cư trên địa bàn.
UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo đó, Ban chỉ đạo sẽ có chức năng, nhiệm vụ ban hành danh mục các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để theo dõi, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Giải quyết kịp thời các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách liên quan đến công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vận động, tuyên truyền các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất, tài sản bị ảnh hưởng chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quyết định có hiệu lực thi hành của cơ quan có thẩm quyền. Trực tiếp đối thoại giải quyết hoặc chỉ đạo giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của người bị ảnh hưởng; xem xét đề xuất sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho phù hợp. Ngoài ra, theo dõi, nắm bắt tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; định kỳ báo cáo đến Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo. |
Bài, ảnh: N.A